Thứ Sáu, 29/03/2024, 06:19:37
Internet Starts
Chào mừng Guest | Điểm Tin Mới |
Gửi Tin Nhắn Trao Đổi
200
Trạng Thái Truy Cập Website

Số người đang online: 1
Khách Xem: 1
Thành Viên: 0
Main » 2008 » Tháng 10 » 21
Từ xa xưa trong ca dao tục ngữ Việt nam có câu:
"Gái thương chồng đương đông buổi chợ.
Trai thương vợ, nắng quái chiều hôm".
Hai câu ca dao này thật khó giải nghĩa.

"Gái thương chồng", "trai thương vợ" thì hai năm rõ mười rồi nhưng tại sao lại được ví với "đương đông buổi chợ" và "nắng quái chiều hôm"? Theo tôi nghĩ có thể được giải thích như sau: Trong thâm tâm của người phụ nữ lúc nào cũng có bóng hình của người chồng, cho dù họ ở đâu đi chăng nữa họ cũng luôn nghĩ về chồng mình. Tuy trong cuộc sống bộn bề đầy lo toan nhưng các chị vẫn lo lắng, vẫn luôn dành một phần cuộc sống cho người đàn ông của mình. Xin diễn giải theo cách khác, tình yêu của các chị dành cho các anh lúc nào cũng nồng nàn, sôi nổi. Các chị thể hiện nó hàng ngày, hàng giờ qua từng giây từng phút qua từng cử chỉ yêu thương, ví như "đương đông buổi chợ".

Thương mình lắm lắm mình ơi.
Còn mình thương lại đầy vơi mặc lòng

Ở đây tình cảm của người chồng dành cho vợ được ví với "nắng quái chiều hôm", "nắng quái" là nắng như thế nào? Đó là vạt nắng cuối chiều chạng vạng khi mặt trời từ từ chìm xuống phía tây. Thường là ngắn ngủi thôi nhưng lại rực rỡ và mạnh mẽ nhất. Có thể câu này diễn tả tâm trạng của người đàn ông sau một ngày mệt mỏi lại nghĩ đến gia đình, nghĩ đến người vợ với mâm cơm nóng hổi đang chờ ở nhà. Nói xa xôi hơn, sau những sóng gió cuộc đời có khi đến cuối đời như khi mặt trời sắp lặn các anh mới nghĩ đến người phụ nữ của mình.

Các anh có những cuộc phiêu lưu chân trời góc bể cả về thương trường lẫn tình trường, cuộc sống nhiều đam mê và tham vọng cuốn trôi các anh đi xa để một ngày nào đó khi chân chùn gối mỏi các anh mới ngoái đến người vợ đang hết lòng yêu thương và chờ đợi mình, tình yêu ấy của các anh được ví như một vạt nắng quái chiều hôm.

Thương em anh để trong lòng
Không như áo ướt, phơi phong ra ngoài.

Cuộc sống tình cảm tâm lý vợ chồng không hề đơn giản, biết là yêu đấy biết, là thương đấy nhưng làm sao để thể hiện tình yêu ấy một cách vừa đúng chỗ, vừa đúng lúc để vợ hoặc chồng cảm thấy mình được thật sự yêu thương và được tôn trọng bởi đối phương. Có người nói thời gian khiến tình yêu vợ chồng giảm đi dần theo năm tháng, điều đó vô cùng dễ hiểu một khi các ông chồng sau lúc lập gia đình, con hai ba đứa rồi mà vẫn nghĩ mình còn son. Vẫn tự cho phép mình chơi bời, đi làm về còn la cà bia bọt cho bằng bạn bằng bè, bằng anh bằng em.

Không chỉ có vậy, ông chồng nào có máu trăng hoa vẫn thích đèo bòng thêm mấy em khác, đến khi vợ hỏi thì thanh mình thanh nga rằng: "Chơi qua đường, chứ lúc nào cũng yêu vợ nhất". Khi nắng quái chiều hôm rồi các ông quay về đòi hỏi ở người vợ sự tha thứ, lòng bao dung quảng đại, vẫn biết rằng trái tim của người phụ nữ rất mềm yếu nhưng xin các đức ông chồng chớ quên càng mềm càng khó bẻ. Yêu là một chuyện nhưng tôn trọng vợ cũng là một việc quan trọng không kém. Nếu các ông yêu và tôn trọng người ta thì các ông không nên lăng nhăng nay đây mai đó. Xin các ông hãy dành tình cảm chỉ cho riêng một người mà thôi.

Xin tặng các đức ông chồng bốn câu sau:

Anh đã có vợ sau lưng
Có con trước mặt, anh đừng chơi hoa
Chơi hoa tan cửa nát nhà
Lìa con bỏ vợ, chơi hoa làm gì.

Phụ nữ ngày nay ngoài việc nội trợ, lo chồng con cơm ăn ba bữa quần áo mặc cả ngày ra các chị còn có công việc và các mối quan tâm xã hội khác. Nhiều chị em trước khi lấy chồng má thắm môi son là vậy nhưng sau khi chồng con rồi bận rộn quá không còn thời gian chăm sóc đến bản thân mình nên cứ để kệ, chắng mấy chốc mà già đi nhanh chóng, đến khi các ông nhìn vào lại thấy cô vợ ngày xưa hoa lá mĩ miều là thế, bây giờ trông "vừa già vừa xấu".

Thân thiếp như cánh hoa đào
Đang tươi đang tốt thiếp trao cho chàng
Bây giờ nhuỵ rữa hoa tan
Vườn xuân nó kém, sao chàng lại chê?

Nếu không được sự trợ giúp đắc lực từ các đấng lang quân thì các chị không thể làm tròn nhiệm vụ, nên các ông đừng chê trách gì khi phải hàng ngày ăn cơm osin nấu, mặc quần áo osin giặt, uống cà phê osin pha.

Giá như các ông bỏ một chút thời gian "tiếp khách" về ăn cơm vợ nấu, hay đừng viện với một nghìn lý do khác nhau để từ chối đưa đón con đi học thay vợ, lau nhà giúp vợ, đưa vợ con đi ăn một bữa tối ấm áp...

Nhiều ông cho rằng nội trợ là việc của đàn bà phụ nữ, đàn ông không thể sờ tay vào được, một suy nghĩ, một quan điểm hoàn toàn sai lầm, cổ hủ. Sự chia sẻ trong công việc gia đình luôn là sự giúp đỡ tốt nhất của các ông chồng, điều đó cũng giúp cho các ông thể hiện tình yêu đối với vợ mình một cách mạnh mẽ và hoàn hảo nhất.

Nhân ngày phụ nữ Việt Nam tôi chỉ có đôi lời vậy thôi, mong các ông chồng hãy yêu thương vợ mình không chỉ trong một hai ngày, mà hãy cố gắng yêu thương phụ nữ chúng tôi ngày nào cũng như ngày nào. Như chị em chúng tôi luôn cố gắng nấu một bữa tối thật ngon để đợi các ông về.


Views: 481 | Added by: phuocdat | Date: 21/10/2008 | Rating: 0.0/0 | Comments (0)

Khung Đăng Nhập


Tìm Kiếm Trong Blog Website
Xem Blog Website Theo Ngày Tháng
«  Tháng 10 2008  »
CNHaiBaNămSáuBảy
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031
Đánh Giá Website
Rate my site
Total of answers: 24
Liên Kết website:

- Tin Tức Tổng Hợp
Báo PC World VietNam
Báo Tuổi Trẻ Online
- - - Nhịp Sống Số
- - - Nhịp Sống Trẻ
Tin Tức nổi bật trong ngày

- Tin Thế Giới
Tin Tức Thế Giới

- Tin Xã Hội
Đối nội - Đối ngoại
Thời sự

- Tin Văn Hóa
Thời trang
Ẩm thực
Du lịch

- Tin Kinh Tế
Tài chính - Ngân hàng
Chứng khoán
Tuyển dụng - Việc làm
Thị trường
Lao động - Công đoàn

- Tin Khoa Học - Công Nghệ
CNTT - Viễn Thông
Khoa học - Tự nhiên
Thiết bị - Phần cứng

- Tin Thể Thao
Bóng đá
Quần vợt

- Tin Giải Trí
Âm nhạc - Phim
Sân khấu - Điện ảnh
Sách báo - Văn thơ

- Tin Pháp Luật
Hình sự
An ninh - Trật tự

- Tin Giáo Dục
Học bổng - Du học
Đào tạo - Thi cử

- Tin Sức Khỏe
Làm đẹp
Tình yêu giới tính

- Tin Ô Tô - Xe Máy
Tin Tức Ô Tô - Xe Máy

- Tin Nhà Đất
Đầu tư - Quy hoạch
Không gian - Kiến trúc

Tìm kiếm Tùy Chỉnh
Email:  PhuocDat@Gmail.com - PhuocDat129@Yahoo.com
Tell: 0937 632373 - 0938 968313 - 2024
Powered by uCoz