Vào một ngày "xấu trời" nào đó, ổ đĩa cứng của bạn hư hỏng
và bạn phải đối diện với nguy cơ mất trắng toàn bộ dữ liệu quan trọng!
Đây là nỗi ám ảnh lớn nhất cho bất cứ ai đang sử dụng máy tính cá nhân.
Làm sao biết trước ổ đĩa cứng cũ của bạn chuẩn bị "về hưu"? HDDLife Pro
(HP) chính là câu trả lời.Đặc biệt HDDLife Pro hỗ trợ cả tiếng Việt.
Kiểm soát sức khỏe ổ đĩa cứng bằng công nghệ S.M.A.R.T:
Đây là công nghệ được tích hợp sẵn bên trong ổ đĩa cứng. HP tận dụng
tối đa công nghệ này để hiển thị chính xác tình trạng của ổ đĩa cứng và
đưa ra những cảnh báo hợp lý nhất về những rũi ro mà bạn có thể mắc
phải.
Giám sát liên tục - Chuẩn đoán chính xác:
HP giám sát liên tục tình trạng hoạt đỗng của ổ đĩa cứng khi chạy nền
trên máy tính hoặc nếu thích, bạn có thể quét lại toàn diện ổ đĩa cứng
để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất. Với công nghệ độc quyền
JustNow, Hp có thể chuẩn đoán ngay lập tức bất kỳ ổ đĩa cứng mới nào
gắn ngoài thông qua cổng USB.
Báo động khắp nơi: HP có
thể hiển thị thông tin trạng thái ổ đĩa cứng cũng như những cảnh báo
quan trọng từ khắp mọi nơi trong Windows bằng cách bổ sung thanh trạng
thái vào các icon mặc định của ổ đĩa cứng khi hiển thị trong My
Computers, Windows Explorer, thậm chí ngay trong hộp thoại sao lưu tài
liệu từ các ứng dụng khác như: Word, Excel, Notepad... Ngoài ra HP còn
hỗ trợ gởi cảnh báo qua email, một chức năng rất hữu ích cho các nhà
quản trị mạng.
Xác định chính xác tuổi thọ của ổ đĩa cứng:
Nếu hoàn cảnh bắt buộc bạn phải mua một ổ đĩa cứng secondhand thì HP sẽ
cung cấp cho bạn một thông tin rất quan trọng là thời gian đã sử dụng
của nó. Việc mua ổ đĩa cứng secondhand ẩn chứa nhiều rủi ro nhưng ít
nhất, việc biết được một ổ đĩa cứng "cũ" đến đâu sẽ giảm được rất nhiều
nguy cơ rủi ro...
Trong thuật ngữ của người chơi Rubik, một "thuật toán" (khái niệm này khác với thuật toán trong toán học) là một bộ các bước để thực hiện một công việc nào đó: chuyển từ trạng thái ban đầu đến trạng thái mong muốn. Các phương pháp giải khác nhau sử dụng các thuật toán khác nhau; với mỗi thuật toán cần nắm được công dụng và cách dùng.
Hầu hết thuật toán chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ của khối mà không thay đổi các phần khác, chẳng hạn như xoay các khối ở góc, đổi vị trí các khối ở cạnh v.v. Một số thuật toán có tác dụng phụ làm thay đổi vị trí các mảnh khác lại thường đòi hỏi ít nước đi hơn và được dùng nhiều khi bắt đầu giải (chưa cần quan tâm tới vị trí các mảnh khác).
- Thuật toán xoay nhanh
Các thuật toán xoay nhanh được tạo ra để giải khối Rubik trong thời gian nhanh nhất có thể. Phương pháp thường dùng nhất được phát triển bởi Jessica Fridrich, là phương pháp giải theo từng lớp có kết hợp các bước so với phương pháp thông thường tuy nhiên đòi hỏi người sử dụng phải nhớ một lượng thuật toán khá lớn (120 thuật toán).
Một phương pháp khác được phát triển bởi Lars Petruss bao gồm việc giải một khối 2×2×2 rồi đến 2×2×3 và các cạnh được giải bởi một bộ thuật toán 3 bước, thường tránh được một thuật toán 32 bước về sau. Do đó phương pháp này được dùng trong các cuộc thi có tính số bước xoay.
- Thuật toán căn bản
Hầu hết các phương pháp giải chỉ cần 4 hoặc 5 thuật toán nhưng không hiệu quá, cần tới khoảng 100 lần xoay để giải, trong khi phương pháp của Fridrich chỉ cần khoảng 55 lần xoay.
Philip Marshall đã phát triển thêm phương pháp của Fridrich, cần 65 lần xoay tuy nhiên chỉ cần nhớ 2 thuật toán
Phương pháp phát triển bởi Ryan Heise không dạy cho người chơi một thuật toán nhất định mà chỉ ra các quy tắc của khối để người chơi suy luận; phương pháp này có thể giải khối Rubik trong khoảng 40 lần xoay.
- Thuật toán tối ưu
Các thuật toán giải bằng tay đã đề cập tuy dễ học nhưng kém hiệu quả. Từ khi trò chơi được phát minh đã có rất nhiều nỗ lực để tìm các cách giải nhanh hơn.
* Năm 1982, David Singmaster và Alexander Frey đã dự đoán rằng số bước cần thiết để giải khối Rubik là "Khoảng dưới 20" * Năm 2007 Daniel Kunkle và Gene Cooperman dùng máy tính và các phương pháp tìm kiểm để cho thấy mọi cấu hình của khối 3×3×3 có thể được giải trong 26 bước * Năm 2008, Tomas Rokicki giảm con số này xuống còn 22 bước
Hiện nay vẫn chưa có cấu hình nào của khối Rubik cần nhiều hơn 20 bước để giải với các bước đi tối ưu.
- Thi đấu
Đã có rất nhiều cuộc thi xoay nhanh được tổ chức để tìm ra người có thể giải khối Rubik nhanh nhất. Số lượng các cuộc thi ngày càng gia tăng. Từ 2003 đến 2006 đã có 72 cuộc thi.
Giải đấu đầu tiền được tổ chức bởi Guinness ở München ngày 13 tháng 3 năm 1981. Các khối Rubik được xoay 40 lần và được làm trơn bởi dầu. Người chiến thắng với thành tích 38 giây là Jury Froeschi, người München.
- Vô địch thế giới
Minh Thái là người thắng trong cuộc thi vô địch thế giới về xoay Rubik lần đầu tiên được tổ chức tại Budapest vào tháng 6 năm 1982 với thành tích 22,95 giây[cần dẫn nguồn]. Lúc đó anh mới 16 tuổi và là học sinh trung học ở Los Angeles.
Từ năm 2003, điểm của các cuộc thi được tính theo thành tính tốt nhất trong 5 lần thử, tuy nhiên kết quả của mỗi lần đầu được ghi nhận. Liên đoàn Rubik thế giới chịu trách nhiệm theo dõi các thành tích tốt nhất.
Nhà vô địch thế giới hiện tại (2008) là Erik Akkersdijk với thành tích 7,08 giây lập ở giải Cộng hòa Séc mở rộng. Thành tích trung bình cao nhất thế giới thuộc về Yu Nakajima, trung bình 11.28 giây vào 4 tháng 5 năm 2008. Yu cũng chính là nhà vô địch thế giới năm 2007.
- Các cuộc thi khác
Ngoài giải xoay nhanh, một số hình thức thi đấu khác cũng được tổ chức bao gồm
* Giải bịt mắt * Giải đồng đội (một người bị bịt mắt và người còn lại hướng dẫn) * Giải dưới nước (giải trong một lần thở dưới nước) * Giải một tay * Giải bằng chân
Trong đó, liên đoàn Rubik thế giới chỉ chính thức quản lý giải bịt mắt, một tay và giải chân.
- Phần mềm
Hiện nay đã có rất nhiều phần mềm mô phỏng khối lập phương Rubik và nhiều chức năng khác. Chúng có thể rơi vào nhiều thể loại trong số các thể loại sau:
* Tính giờ (ghi lại các thông số của người dùng khi chơi) * Giải (thường bao gồm cả tính năng xáo trộn khối trước khi chơi) * Minh họa (tạo ra hình minh họa từ bước đi) * Phân tích (đánh giá các bước đi của người dùng) * Hướng dẫn chơi
Các phần mềm này xử lý rất nhiều dạng Rubik khác ngoài 3×3×3, kể cả các dạng không thể xây dựng trong thực tế như Rubik 4 chiều và 5 chiều.
- Cô bé nhặt được một chiếc rubik trong công viên. Thứ đồ chơi lạ mắt ngay lập tức hấp dẫn cô gái nhỏ. Chiếc Rubik hình lập phương, có sáu mặt. Mỗi mặt lại có những hình vuông nhỏ nhiều màu, trông đến là vui mắt. Cô bé ngồi xuống chiếc ghế dưới một bóng cây điệp vàng và say sưa ngắm món đồ. Cô xoay một vòng. Thật là kì lạ! Những ô màu thay đổi vị trí của chúng. Cô bé dường như khẽ reo lên trong một niềm vui đơn sơ khi khám phá ra một chuyển động giản dị. Cô loay hoay xoay ngược xoay xuôi chiếc rubik. Những ô màu chuyển động không ngừng. Đến khi phát chán với việc xuay xở vô nghĩa, cô bé thả chiếc rubik xuống ghế. Lúc đó, một ông già ngồi bên cạnh cô bé từ bao giờ cất tiếng hỏi: - Này cháu, cháu không thích món đồ chơi này à? - Cháu không biết dùng món đồ này để làm gì. – Cô bé thật thà trả lời. - Cô bé không biết một chiếc rubik dùng để làm gì ư? Để trả mọi thứ về với trật tự của nó. Này nhé, cháu phải xếp sao cho những ô màu giống nhau thì sẽ nằm trên cùng một mặt. Khi đó chiếc rubik sáu mặt sẽ có sáu màu riêng biệt. - Ồ, hóa ra là như vậy ư. Thế thì cháu sẽ làm được. – Cô bé lại hào hứng nhặt chiếc rubik lên và tiếp tục xoay. Màu vàng thì xoay về chỗ màu vàng. Đấy, gần xong một mặt rồi đấy. Bây giờ thử màu xanh xem nào. Màu xanh này, thì xoay về phía màu xanh. Ô, nhưng mà như thế sẽ lại phá phía mặt màu vàng. Cô bé đăm chiêu tính toán,mắt chăm chú nhìn vào chiếc rubik, hai má đỏ ửng lên và tay rướm mồ hôi. Một thời gian khá lâu trôi qua, ông già vẫn kiên nhẫn quan sát cô bé. - Cháu chịu thôi. Thật là khó quá. Sao mà nó rắc rối thế không biết. – Cuối cùng cô bé thất vọng nói với người bạn lớn tuổi mới quen. - Đúng thế. Thoạt nhìn thì nó rất rắc rối. Nhưng nếu như quan sát thật kỹ, cháu sẽ nhận thấy những nguyên tắc bất dịnh. Người chơi phải tuân thủ những nguyên tắc đó thì mới đến được đích. - Những nguyên tắc bất định ư? - Đúng là nó. Hơn nữa, mỗi một chuyển động của rubik sẽ ảnh hưởng đến những mặt còn lại. Vì thế mỗi một quyết định của cháu sẽ ảnh hưởng tới việc cháu có hoàn thành nhiệm vụ của mình hay không. Bây giờ, ông sẽ chỉ cho cháu cách chơi. Cũng không quá khó. Chỉ cần ghi nhớ, các nguyên tắc bất dịnh.
Dưới sự hướng dẫn của ông già, cô bé làm theo các bước, và cuối cùng, một chiếc rubik đẹp đẽ đã hoàn thành. Cô gái vui sướng giơ cao chiếc rubik. - Ôi, cháu đã làm được. - Đúng thế. Cháu đã làm được. - Nhưng cứ phải theo trình tự từng bước như vậy ạ? Cháu có thể làm khác đi được không? - Tất nhiên là được chứ. Cháu có thể làm theo cách riêng của cháu, và thậm chí còn nhanh hơn cách mà ông đã chỉ. Nhưng dù cách gì đi chăng nữa, cháu vẫn phải tuân theo những Nguyên – Tắc – Bất – Dịnh. Nhiều người quên đi rằng trong cuộc sống luôn tồn tại những nguyên tắc bất dịnh. Đó có thể là những thứ nhỏ bé giản dị, nhưng chúng ta luôn phải tuân theo. Nhiều người chỉ chăm chú làm theo cách riêng của họ, cách mà họ cho là tốt nhất, và bỏ qua các nguyên tắc bất dịnh. Đó là cách là họ không bao giờ sống một cuộc sống trọn vẹn.
Các phiên bản Rubik. Từ trái qua: Rubik báo thù, Rubik tiêu chuẩn, Khối dành cho giáo sư và Khối bỏ túi