Trạng Thái Truy Cập Website |
|
|
Số người đang online: 2 Khách Xem: 2 Thành Viên: 0 | |
|
Main » 2009 » Tháng 07 » 29 » CÁC HÀM TRONG EXCEL
14:25:04 CÁC HÀM TRONG EXCEL |
I. HÀM LOGIC.
1. Hàm AND: Cú pháp: AND (Logical1, Logical2, ….) Các đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện. Hàm trả về giá trị TRUE (1) nếu tất cả các đối số của nó là đúng, trả về giá trị FALSE (0) nếu một hay nhiều đối số của nó là sai. Lưu ý: - Các đối số phải là giá trị logic hoặc mảng hay tham chiếu có chứa giá trị logic. - Nếu đối số tham chiếu là giá trị text hoặc Null (rỗng) thì những giá trị đó bị bỏ qua. - Nếu vùng tham chiếu không chứa giá trị logic thì hàm trả về lỗi #VALUE! Ví dụ: =AND(D7>0,D7<5000)
2. Hàm OR: Cú pháp: OR (Logical1, Logical2…) Các đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện. Hàm trả về giá trị TRUE (1) nếu bất cứ một đối số nào của nó là đúng, trả về giá trị FALSE (0) nếu tất cả các đối số của nó là sai.
Ví dụ: =OR(F7>03/02/74,F7>01/01/2002)
3. Hàm NOT: Cú pháp: NOT(Logical) Đối số: Logical là một giá trị hay một biểu thức logic. Hàm đảo ngược giá trị của đối số. Sử dụng NOT khi bạn muốn phủ định giá trị của đối số trong phép toán này.
II. NHÓM HÀM TOÁN HỌC.
1. Hàm ABS: Lấy giá trị tuyệt đối của một số Cú pháp: ABS(Number) Đối số: Number là một giá trị số, một tham chiếu hay một biểu thức. Ví dụ: =ABS(A5 + 5)
2. POWER: Hàm trả về lũy thừa của một số. Cú pháp: POWER(Number, Power) Các tham số: - Number: Là một số thực mà bạn muốn lấy lũy thừa. - Power: Là số mũ. Ví dụ = POWER(5,2) = 25
3. Hàm PRODUCT: Bạn có thể sử dụng hàm PRODUCT thay cho toán tử nhân * để tính tích của một dãy. Cú pháp: PRODUCT(Number1, Number2…) Các tham số: Number1, Number2… là dãy số mà bạn muốn nhân.
4. Hàm MOD: Lấy giá trị dư của phép chia. Cú pháp: MOD(Number, Divisor) Các đối số: - Number: Số bị chia. - Divisor: Số chia.
5. Hàm ROUNDUP: Làm tròn một số. Cú pháp: ROUNDUP(Number, Num_digits) Các tham số: - Number: Là một số thực mà bạn muốn làm tròn lên. - Number_digits: là bậc số thập phân mà bạn muốn làm tròn. Chú ý: - Nếu Num_digits > 0 sẽ làm tròn phần thập phân. - Nếu Num_digits = 0 sẽ làm tròn lên số tự nhiên gần nhất. - Nếu Num_digits < 0 sẽ làm tròn phần nguyên sau dấu thập phân.
6. Hàm EVEN: Làm tròn lên thành số nguyên chẵn gần nhất. Cú pháp: EVEN(Number) tham số: Number là số mà bạn muốn làm tròn. Chú ý: - Nếu Number không phải là kiểu số thì hàm trả về lỗi #VALUE!
7. Hàm ODD: Làm tròn lên thành số nguyên lẻ gần nhất. Cú pháp: ODD(Number) Tham số: Number là số mà bạn muốn làm tròn.
8. Hàm ROUNDDOWN: Làm tròn xuống một số. Cú pháp: ROUNDDOWN(Number, Num_digits) Các tham số: tương tự như hàm ROUNDUP.
III. NHÓM HÀM THỐNG KÊ.
A. Nhóm hàm tính tổng
1. Hàm SUM: Cộng tất cả các số trong một vùng dữ liệu được chọn. Cú pháp: SUM(Number1, Number2…) Các tham số: Number1, Number2… là các số cần tính tổng.
2. Hàm SUMIF: Tính tổng của các ô được chỉ định bởi những tiêu chuẩn đưa vào. Cú pháp: SUMIF(Range, Criteria, Sum_range) Các tham số: - Range: Là dãy mà bạn muốn xác định. - Criteria: các tiêu chuẩn mà muốn tính tổng. Tiêu chuẩn này có thể là số, biểu thức hoặc chuỗi. - Sum_range: Là các ô thực sự cần tính tổng. Ví dụ: = SUMIF(B3:B8,”<=10″) Tính tổng của các giá trị trong vùng từ B2 đến B5 với điều kiện là các giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10.
B. Nhóm hàm tính giá trị trung bình
1. Hàm AVERAGE: Trả về gi trị trung bình của các đối số. Cú pháp: AVERAGE(Number1, Number2…) Các tham số: Number1, Number2 … là các số cần tính giá trị trung bình.
2. Hàm SUMPRODUCT: Lấy tích của các dãy đưa vào, sau đó tính tổng của các tích đó. Cú pháp: SUMPRODUCT(Array1, Array2, Array3…) Các tham số: Array1, Array2, Array3… là các dãy ô mà bạn muốn nhân sau đó tính tổng các tích. Chú ý: Các đối số trong các dãy phải cùng chiều. Nếu không hàm sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE.
C. Nhóm hàm tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất
1. Hàm MAX: Trả về số lớn nhất trong dãy được nhập. Cú pháp: MAX(Number1, Number2…) Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị lớn nhất ở trong đó. Ví dụ.
2. Hàm LAGRE: Tìm số lớn thứ k trong một dãy được nhập. Cú pháp: LARGE(Array, k) Các tham số: - Array: Là một mảng hoặc một vùng dữ liệu. - k: Là thứ hạng của số bạn muốn tìm kể từ số lớn nhất trong dãy. Ví dụ.
3. Hàm MIN: Trả về số nhỏ nhất trong dãy được nhập vào. Cú pháp: MIN(Number1, Number2…) Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị nhỏ nhất ở trong đó.
4. Hàm SMALL: Tìm số nhỏ thứ k trong một dãy được nhập vào. Cú pháp: SMALL(Array, k) Các tham số: - Array: Là một mảng hoặc một vùng của dữ liệu. - k: Là thứ hạng của số mà bạn muốn tìm kể từ số nhỏ nhất trong dãy.
D. Nhóm hàm đếm dữ liệu
1. Hàm COUNT: Hàm COUNT đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy. Cú pháp: COUNT(Value1, Value2, …) Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.
2. Hàm COUNTA: Đếm tất cả các ô chứa dữ liệu. Cú pháp: COUNTA(Value1, Value2, …) Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu. Ví dụ.
3. Hàm COUNTIF: Hàm COUNTIF đếm các ô chứa giá trị số theo một điều kiện cho trước. Cú pháp: COUNTIF(Range, Criteria) Các tham số: - Range: Dãy dữ liệu mà bạn muốn đếm. - Criteria: Là tiêu chuẩn cho các ô được đếm. Ví dụ: = COUNTIF(B3:B11,”>100″): (Đếm tất cả các ô trong dãy B3:B11 có chứa số lớn hơn 100)
IV. NHÓM HÀM CHUỖI.
1. Hàm LEFT: Trích các ký tự bên trái của chuỗi nhập vào. Cú pháp: LEFT(Text,Num_chars) Các đối số: - Text: Chuỗi văn bản. - Num_Chars: Số ký tự muốn trích. Ví dụ: =LEFT(Tôi tên là,3) = “Tôi”
2. Hàm RIGHT: Trích các ký tự bên phải của chuỗi nhập vào. Cú pháp: RIGHT(Text,Num_chars) Các đối số: tương tự hàm LEFT. Ví dụ: =RIGHT(Tôi tên là,2) = “là”
3. Hàm MID: Trích các ký tự từ số bắt đầu trong chuỗi được nhập vào. Cú pháp: MID(Text,Start_num, Num_chars) Các đối số: - Text: chuỗi văn bản. - Start_num: Số thứ tự của ký tự bắt đầu được trích. - Num_chars: Số ký tự cần trích.
4. Hàm UPPER: Đổi chuỗi nhập vào thành chữ hoa. Cú pháp: UPPER(Text)
5. Hàm LOWER: Đổi chuỗi nhập vào thành chữ thường. Cú pháp: LOWER(Text)
6. Hàm PROPER: Đổi ký từ đầu của từ trong chuỗi thành chữ hoa. Cú pháp: PROPER(Text) Ví dụ: =PROPER(phan van a) = “Phan Van A”
7. Hàm TRIM: Cắt bỏ các ký tự trắng ở đầu chuỗi và cuối chuỗi. Cú pháp: TRIM(Text)
V. NHÓM HÀM NGÀY THÁNG.
1. Hàm DATE: Hàm Date trả về một chuỗi trình bày một kiểu ngày đặc thù. Cú pháp: DATE(year,month,day) Các tham số: - Year: miêu tả năm, có thể từ 1 đến 4 chữ số. Nếu bạn nhập 2 chữ số, theo mặc định Excel sẽ lấy năm bắt đầu là: 1900.(Ví dụ) - Month: miêu tả tháng trong năm. Nếu month lớn hơn 12 thì Excel sẽ tự động tính thêm các tháng cho số miêu tả năm.(Ví dụ) - Day: miêu tả ngày trong tháng. Nếu Day lớn hơn số ngày trong tháng chỉ định, thì Excel sẽ tự động tính thêm ngày cho số miêu tả tháng.(Ví dụ) Lưu ý: - Excel lưu trữ kiểu ngày như một chuỗi số liên tục, vì vậy có thể sử dụng các phép toán cộng (+), trừ (-) cho kiểu ngày.(Ví dụ)
2. Hàm DAY: Trả về ngày tương ứng với chuỗi ngày đưa vào. Giá trị trả về là một số kiểu Integer ở trong khoảng từ 1 đến 31. Cú pháp: DAY(Serial_num) Tham số: Serial_num: Là dữ liệu kiểu Date, có thể là một hàm DATE hoặc kết quả của một hàm hay công thức khác.(Ví dụ)
3. Hàm MONTH: Trả về tháng của chuỗi ngày được mô tả. Giá trị trả về là một số ở trong khoảng 1 đến 12. Cú pháp: MONTH(Series_num) Tham số: Series_num: Là một chuỗi ngày, có thể là một hàm DATE hoặc kết quả của một hàm hay công thức khác. (Ví dụ)
4. Hàm YEAR: Trả về năm tương ứng với chuỗi ngày đưa vào. Year được trả về là một kiểu Integer trong khoảng 1900-9999. Cú pháp: YEAR(Serial_num) Tham số: Serial_num: Là một dữ liệu kiểu ngày, có thể là một hàm DATE hoặc kết quả của một hàm hay công thức khác.(ví dụ)
5. Hàm TODAY: Trả về ngày hiện thời của hệ thống. Cú pháp: TODAY() Hàm này không có các đối số.
6. Hàm WEEKDAY: Trả về số chỉ thứ trong tuần. Cú pháp: WEEKDAY(Serial, Return_type) Các đối số: - Serial: một số hay giá trị kiểu ngày. - Return_type: chỉ định kiểu dữ liệu trả về.
VI. HÀM VỀ THỜI GIAN.
1. Hàm TIME: Trả về một chuỗi trình bày một kiểu thời gian đặc thù. Giá trị trả về là một số trong khoảng từ 0 đến 0.99999999, miêu tả thời gian từ 0:00:00 đến 23:59:59. Cú pháp: TIME(Hour,Minute,Second) Các tham số: Được tính tương tự ở hàm DATE. - Hour: miêu tả giờ, là một số từ 0 đến 32767. - Minute: miêu tả phút, là một số từ 0 đến 32767. - Second: miêu tả giây, là một số từ 0 đến 32767.
2. Hàm HOUR: Trả về giờ trong ngày của dữ liệu kiểu giờ đưa vào. Giá trị trả về là một kiểu Integer trong khoảng từ 0 (12:00A.M) đến 23 (11:00P.M). Cú pháp: HOUR(Serial_num) Tham số: Serial_num: Là dữ liệu kiểu Time. Thời gian có thể được nhập như: - Một chuỗi kí tự nằm trong dấu nháy (ví dụ “5:30 PM”) - Một số thập phân (ví dụ 0,2145 mô tả 5:08 AM) - Kết quả của một công thức hay một hàm khác.
3. Hàm MINUTE: Trả về phút của dữ liệu kiểu Time đưa vào. Giá trị trả về là một kiểu Integer trong khoảng từ 0 đến 59. Cú pháp: MINUTE(Serial_num) Tham số: Serial_num: Tương tự như trong công thức HOUR.
4. Hàm SECOND: Trả về giây của dữ liệu kiểu Time đưa vào. Giá trị trả về là một kiểu Integer trong khoảng từ 0 đến 59. Cú pháp: SECOND(Serial_num) Tham số: Serial_num: Tương tự như trong công thức HOUR.
5. Hàm NOW: Trả về ngày giờ hiện thời của hệ thống. Cú pháp: NOW() Hàm này không có các đối số.
VII. NHÓM HÀM DÒ TÌM DỮ LIỆU.
1. Hàm VLOOKUP: Tìm ra một giá trị khác trong một hàng bằng cách so sánh nó với các giá trị trong cột đầu tiên của bảng nhập vào.
Cú pháp: VLOOKUP(Lookup Value, Table array, Col idx num, [range lookup]) Các tham số: - Lookup Value: Giá trị cần đem ra so sánh để tìm kiếm. - Table array: Bảng chứa thông tin mà dữ liệu trong bảng là dữ liệu để so sánh. Vùng dữ liệu này phải là tham chiếu tuyệt đối. Nếu giá trị Range lookup là TRUE hoặc được bỏ qua, thì các giá trị trong cột dùng để so sánh phải được sắp xếp tăng dần. - Col idx num: số chỉ cột dữ liệu mà bạn muốn lấy trong phép so sánh. - Range lookup: Là một giá trị luận lý để chỉ định cho hàm VLOOKUP tìm giá trị chính xác hoặc tìm giá trị gần đúng. + Nếu Range lookup là TRUE hoặc bỏ qua, thì giá trị gần đúng được trả về. Chú ý: - Nếu giá trị Lookup value nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất trong cột đầu tiên của bảng Table array, nó sẽ thông báo lỗi #N/A. Ví dụ: =VLOOKUP(F11,$C$20:$D$22,2,0) Tìm một giá trị bằng giá trị ở ô F11 trong cột thứ nhất, và lấy giá trị tương ứng ở cột thứ 2.
2. Hàm HLOOKUP: Tìm kiếm tương tự như hàm VLOOKUP nhưng bằng cách so sánh nó với các giá trị trong hàng đầu tiên của bảng nhập vào. Cú pháp: HLOOKUP(Lookup Value, Table array, Col idx num, [range lookup]) Các tham số tương tự như hàm VLOOKUP.
3. Hàm INDEX: Trả về một giá trị hay một tham chiếu đến một giá trị trong phạm vi bảng hay vùng dữ liệu. Cú pháp: INDEX(Array,Row_num,Col_num) Các tham số: - Array: Là một vùng chứa các ô hoặc một mảng bất biến. Nếu Array chỉ chứa một hàng và một cột, tham số Row_num hoặc Col_num tương ứng là tùy ý. Nếu Array có nhiều hơn một hàng hoặc một cột thì chỉ một Row_num hoặc Col_num được sử dụng. - Row_num: Chọn lựa hàng trong Array. Nếu Row_num được bỏ qua thì Col_num là bắt buộc. - Col_num: Chọn lựa cột trong Array. Nếu Col_num được bỏ qua thì Row_num là bắt buộc.
4. Hàm MATCH: Hàm Match cho kết quả là vị trí
tương đối của giá trị tìm (lookup_value) trong một mảng (lookup_array)
kết với một giá trị chỉ định theo thứ tự đặc biệt (match_type).
Cú pháp: MATCH(lookup_value,lookup_array,match_type)
Các tham số của hàm:
-
Lookup_value: Là giá trị mà ta dùng để tìm giá trị mà ta mong muốn
trong một mảng (lookup_array). Lookup_value có thể là giá trị (số,
text, hoặc giá trị logic) hoặc là một tham chiếu đến một số, text, hoặc
giá trị logic.
- Lookup_array: Mảng chứa các giá trị tìm kiếm. Lookup_array có thể là mảng hoặc tham chiếu mảng.
-
Match_type: Là một con số xác định cách dò tìm: -1 hoặc 0 (false) hoặc
1 (true). Nếu match_type được bỏ qua thì mặc nhiên được hiểu là 1.
+
Match_type = -1: Tìm giá trị nhỏ nhất trong lookup_array, lớn hơn hay
bằng giá trị dò. Lookup_array phải được sắp xếp theo thứ tự giảm dần. +
Match_type = 1 (true): Tìm giá trị lớn nhất trong lookup_array, nhỏ hơn
hay bằng giá trị dò. Lookup_array phải được sắp xếp theo thứ tự tăng
dần. + Match_type = 0 (false): Tìm giá trị đầu tiên bằng giá trị tìm
trong lookup_array. Lookup_array không cần sắp theo thứ tự nào cả.
• Nếu tìm không thấy, hàm cho giá trị là #N/A • Không phân biệt giữa chữ hoa và chữ thường. • Nếu match_type = 0 và lookup_value là text thì trong lookup_value có thể chứa các ký tự đại diện như:
+ Dấu ?: Thay cho một ký tự bất kỳ. + Dấu *: Thay cho tổ hợp (nhiều) ký tự bất kỳ.
Ví dụ: Hàm MATCH: cho vị trí xuất hiện của Cell được tìm thấy trong mảng, chứ không phải là giá trị của Cell đó.
1 số lỗi khá thông dụng
Đây là 1 số lỗi khá thông dụng khi bạn nhập sai dữ liệu vào các ô. Sau đây là cách khắc phục cho từng lỗi: 1. "#####": Lỗi độ rộng. Khi cột thiếu độ rộng. Dùng chuột kéo độ rộng cột ra cho phù hợp. Khi bạn nhập giá trị ngày tháng hoặc thời gian là số âm.
2. "#VALUE!": Lỗi giá trị. Bạn nhập vào công thức một chuỗi trong khi hàm yêu cầu một số hoặc một giá trị logic. Đang nhập một hoặc chỉnh sửa các thành phần của công thức mà nhấn Enter. Nhập quá nhiều tham số cho một toán tử hoặc một hàm trong khi chúng chỉ dùng một tham số. Ví dụ =LEFT(A2:A5) Thi hành một marco (lệnh tự động) liên quan đến một hàm mà hàm đó trả về lỗi #VALUE!
3. "#DIV/0!": Lỗi chia cho 0. Nhập vào công thức số chia là 0. Ví dụ = MOD(10,0). Số chia trong công thức là một tham chiếu đến ô trống.
4. "#NAME!": Sai tên. Bạn
dùng những hàm không thường trực trong Excel như EDATE, EOMONTH,
NETWORKDAYS, WORKDAYS,... Khi đó cần phải vào menu Tools - Add-in. Đánh
dấu vào tiện ích Analysis ToolPak. Nhập sai tên một hàm số. Trường
hợp này xảy tra khi bạn dùng bộ gõ tiếng Việt ở chế độ Telex vô tình
làm sai tên hàm như IF thành Ì, VLOOKUP thành VLÔKUP. Dùng những ký tự không được phép trong công thức. Nhập một chuỗi trong công thức mà không có đóng và mở dấu nháy đôi " " Không có dấu 2 chấm : trong dãy địa chỉ ô trong công thức.
5. "#N/A": Lỗi dữ liệu. Giá trị trả về không tương thích từ [color=] [/color]các hàm dò tìm như VLOOKUP, HLOOKUP, LOOKUP hoặc MATCH. Dùng hàm HLOOKUP, VLOOKUP, MATCH để trả về một giá trị trong bảng chưa được sắp xếp. Không đồng nhất dữ liệu khi bạn sử dụng địa chỉ mảng trong Excel. Quên một hoặc nhiều đối số trong các hàm tự tạo. Dùng một hàm tự tạo không hợp lý.
6. "#REF!": Sai vùng tham chiếu. Xóa
những ô đang được tham chiếu bởi công thức. Hoặc dán những giá trị được
tạo ra từ công thức lên chính vùng tham chiếu của công thức đó. Liên kết hoặc tham chiếu đến một ứng dụng không thể chạy được.
7. "#NUM!": Lỗi dữ liệu kiểu số. Dùng
một đối số không phù hợp trong công thức sử dụng đối số là dữ liệu kiểu
số. Ví dụ bạn đưa vào công thức số âm trong khi nó chỉ tính số dương. Dùng hàm lặp đi lặp lại dẫn đến hàm không tìm được kết quả trả về. Dùng một hàm trả về một số quá lớn hoặc quá nhỏ so với khả năng tính toán của Excel.
8. "#NULL!": Lỗi dữ liệu rỗng. Dùng một dãy toán tử không phù hợp. Dùng một mảng không có phân cách.
|
Views: 1416 |
Added by: phuocdat
| Rating: 0.0/0 |
|
|
Tìm Kiếm Trong Blog Website |
|
| | |
Xem Blog Website Theo Ngày Tháng |
|
| | |
Đánh Giá Website |
|
| | |
Liên Kết website:
- Tin Tức Tổng Hợp Báo PC World VietNam Báo Tuổi Trẻ Online - - - Nhịp Sống Số - - - Nhịp Sống Trẻ Tin Tức nổi bật trong ngày
- Tin Thế Giới Tin Tức Thế Giới
- Tin Xã Hội Đối nội - Đối ngoại Thời sự
- Tin Văn Hóa Thời trang Ẩm thực Du lịch
- Tin Kinh Tế Tài chính - Ngân hàng Chứng khoán Tuyển dụng - Việc làm Thị trường Lao động - Công đoàn
- Tin Khoa Học - Công Nghệ CNTT - Viễn Thông Khoa học - Tự nhiên Thiết bị - Phần cứng
- Tin Thể Thao Bóng đá Quần vợt
- Tin Giải Trí Âm nhạc - Phim Sân khấu - Điện ảnh Sách báo - Văn thơ
- Tin Pháp Luật Hình sự An ninh - Trật tự
- Tin Giáo Dục Học bổng - Du học Đào tạo - Thi cử
- Tin Sức Khỏe Làm đẹp Tình yêu giới tính
- Tin Ô Tô - Xe Máy Tin Tức Ô Tô - Xe Máy
- Tin Nhà Đất Đầu tư - Quy hoạch Không gian - Kiến trúc
|