Thứ Ba, 16/04/2024, 18:22:59
Internet Starts
Chào mừng Guest | Điểm Tin Mới |
Gửi Tin Nhắn Trao Đổi
200
Trạng Thái Truy Cập Website

Số người đang online: 1
Khách Xem: 1
Thành Viên: 0
Main » 2009 » Tháng 07 » 13

Bạn không nhất thiết phải tuân theo một luật lệ nào khi chơi Sudoku, nhưng nếu bạn muốn là cao thủ, giải được các đề khó, Bờm khuyên bạn nên thử nghiệm những kỹ thuật dưới đây. Hãy tìm ra những kỹ thuật hợp với bạn nhất.

1. Ô đơn hiện
Kỹ thuật này còn được gọi là “ứng viên đơn độc”.

Thường xẩy ra trường hợp một ô chỉ điền được vào một số duy nhất sau khi bạn xem xét các con số trong các ô khác thuộc cùng hàng, cột và khối 3x3 với ô đó. Khi đó, hàng, cột và miền 3x3 tương ứng đã chứa 8 con số khác nhau, chỉ còn lại 1 con số duy nhất thích hợp cho ô trống đang xét.

Ví dụ, trong ô số bên dưới, ô được đánh dấu chỉ có thể điền số 6. Tất cả các con số khác đều bị loại trừ do đã có sẵn trong các hàng, cột và miền 3x3.

2. Ô đơn ẩn
Nếu một ô là ô duy nhất trong hàng, cột và miền 3x3 có thể điền vào một số cụ thể nào đó, thì ô đó phải chứa chính số đó.

Lý do là mọi hàng, mọi cột và mọi miền 3x3 đều phải chứa mỗi số từ 1 đến 9. Ví dụ, trong ô số bên dưới, ô được đánh dấu ? là ô duy nhất trong miền 3x3 có thể chứa số 2, nên nó phải được điền vào số 2.

Sau chuỗi loại suy ban đầu, toàn bộ các kỹ thuật còn lại đều hướng đến việc giảm số lượng các ứng viên cho các ô. Mục đích của chúng là giảm các ứng viên đến một mức độ mà hai kỹ thuật đầu tiên có thể áp dụng.

3. Những sự tương tác giữa khối và cột / khối và hàng.
Thỉnh thoảng, khi kiểm tra lại một khối, bạn có thể xác định rằng một số nào đó phải nằm trong một hàng hoặc một cột cụ thể nào đó, dù bạn không thể xác định chính xác nó ở ô nào trong hàng hoặc cột này. Thông tin đó đủ để bạn rút con số đó ra khỏi danh sách ứng viên cho các ô khác trong cùng hàng hoặc cột, nhưng ở ngoài miền 3x3.

Ví dụ, trong hình bên dưới, số 7 trong miền 3x3 đầu tiên chỉ có thể nằm ở cột thứ hai. Điều này có nghĩa là ta có thể loại bỏ số 7 ra khỏi danh sách ứng viên của các ô đã đánh dấu.

Trước hết, nếu một số xuất hiện như ứng viên cho chỉ hai ô trong hai miền 3x3 khác nhau, nhưng cả hai ô này đều nằm trong cùng hàng hoặc cột, thì bạn có thể bỏ số đó ra khỏi danh sách ứng viên của các ô khác trong cùng hàng hoặc cột đó.

4. Các tương tác giữa các khối.
Trước hết, nếu một số xuất hiện như ứng viên cho chỉ hai ô trong hai miền 3x3 khác nhau, nhưng cả hai ô này đều nằm trong cùng hàng hoặc cột, thì bạn có thể bỏ số đó ra khỏi danh sách ứng viên của các ô khác trong cùng hàng hoặc cột đó.

Ví dụ, trong hình dưới đây, những ô đánh dấu * là những ô duy nhất trong các miền 3x3 thứ hai và thứ năm có thể chứa số 3. Điều này có nghĩa là số 3 ở cột thứ tư phải xuất hiện ở miền 3x3 thứ hai và thứ năm. Tương tự như vậy đối với cột năm. Do không thể có số 3 nào khác ở các cột bốn và năm, số 3 có thể loại khỏi danh sách ứng viên của các ô thuộc các cột này trong miền 3x3 thứ tám.

Thứ hai, trong ví dụ bên dưới, các ô được đánh dấu * là các ô trong khối thứ tư và khối thứ sáu có thể chứa số 2. Điều này có nghĩa là số 2 có thể được loại bỏ khỏi danh sách ứng viên của các hàng thứ tư và hàng thứ sáu trong khối thứ năm.

5. Tập hợp con “hiện”
Kỹ thuật này có tên gọi là “bộ đôi hiện” trong trường hợp có hai ứng viên, “bộ ba hiện” trong trường hợp có ba ứng viên, hoặc “bộ tứ hiện” trong trường hợp có bốn ứng viên. Đôi khi, kỹ thuật này còn được gọi là “tập hợp con tách bạch”.

Nếu hai ô trong cùng một hàng, cột hoặc miền 3x3 chỉ có duy nhất hai ứng viên, thì các ứng viên này có thể loại bỏ khỏi danh sách các ứng viên trong các ô khác trong thuộc cùng hàng, cột hoặc miền 3x3. Bởi vì nếu một ô chứa ứng viên này thì ô còn lại phải chứa ứng viên kia. Thành thử cả hai ứng viên đó đều không thể xuất hiện ở bất cứ ô nào khác.

Kỹ thuật này có thể áp dụng cho hai ô trở lên, nhưng trong mọi trường hợp, số ô phải bằng với số các ứng viên. Ví dụ, xét một hàng có các ứng viên sau:
{1, 7}, {6, 7, 9}, {1, 6, 7, 9}, {1, 7}, {1, 4, 7, 6}, {2, 3, 6, 7}, {3, 4, 6, 8, 9}, {2, 3, 4, 6, 8}, {5}

(Số {5} đơn độc cho thấy ô này chỉ có thể điền vào số 5). Bạn có thể thấy rằng có hai ô có cùng chứa hai ứng viên 1 và 7. Một trong hai ô này phải chứa số 1, ô còn lại chứa số 7, dù ta chưa biết cụ thể ô nào chứa 1 và ô nào chứa 7. Như vậy 1 và 7 có thể loại bỏ khỏi danh sách ứng viên trong các ô khác. Điều này làm số lượng ứng viên giảm xuống còn:
{1, 7}, {6, 9}, {6, 9}, {1, 7}, {4, 6}, {2, 3, 6}, {3, 4, 6, 8, 9}, {2, 3, 4, 6, 8}, {5}

Bây giờ bạn có hai ô có chỉ chứa hai ứng viên duy nhất là 6 và 9. Hãy lặp lại quy trình trên để còn lại số ứng viên như sau:
{1, 7}, {6, 9}, {6, 9}, {1, 7}, {4}, {2, 3}, {3, 4, 8}, {2, 3, 4, 8}, {5}

Bây giờ ta bạn lại có một ứng viên đơn độc – có nghĩa là bạn đã giảm thiểu số lượng ứng viên đến mức có thể xác định các giá trị duy nhất có thể điền vào.

6. Tập hợp con “ẩn”
Kỹ thuật này được gọi là “bộ đôi ẩn” nếu lien quan đến hai ứng viên, “bộ ba ẩn” nếu lien quan ba ứng viên, hoặc “bộ tứ ẩn” nếu lien quan bốn ứng viên. Đôi lúc, kỹ thuật này cũng có thể gọi là “tập hợp con độc nhất”.

Kỹ thuật này rất giống kỹ thuật tập hợp con hiện, nhưng thay vì tác động đến các các ô khác trong cùng hàng, cột hoặc miền 3x3, các ứng viên bị loại khỏi các ô chứa tập hợp con. Nếu có N ô, giữa các ô đó có N ứng viên không xuất hiện ở các ô khác trong cùng hàng, cột hoặc miền 3x3, thì có thể loại bỏ bất kỳ ứng viên nào khác cho các ô đó.

Ví dụ, xét một khối có các ứng viên sau:
{4, 5, 6, 9}, {4, 9}, {5, 6, 9}, {2, 4}, {1, 2, 3, 4, 7}, {1, 2, 3, 7}, {2, 5, 6}, {1, 2, 7}, {8}

(Số {8} đơn độc chỉ ra rằng ô này chỉ có thể chứa số 8). Bạn có thể thấy rằng chỉ có ba ô có các ứng viên 1, 3 hoặc 7. (Các ô này cũng chứa các ứng viên khác nhưng đó là những ứng viên có thể loại bỏ). Ba ứng viên với chỉ ba ô có khả năng chứa chúng có nghĩa là mỗi ứng viên phải nằm ở một trong ba ô này. Cho nên hiển nhiên là ba ô này không thể chứa bất kỳ giá trị nào khác, có nghĩa là chúng ta có thể loại bỏ bất kỳ các ứng viên khác khỏi các ô này.

Trong ví dụ này, ta còn lại:
{4, 5, 6, 9}, {4, 9}, {5, 6, 9}, {2, 4}, {1, 3, 7}, {1, 3, 7}, {2, 5, 6}, {1, 7}, {8}

Các tập hợp con hiện và các tập hợp con ẩn liên đới với nhau – Bạn có thể ví chúng như hai mặt của một đồng xu. Nếu một tập hợp con hiện xuất hiện thì một tập hợp con ẩn cũng có mặt, mặc dù để nhận ra nó có thể khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Ngược lại cũng vậy, nếu một tập hợp con ẩn có mặt thì một tập hợp con hiện cũng xuất hiện. Chúng tuân theo mối quan hệ như sau:

Số lượng các con số trong tập hợp con hiện + Số lượng các con số trong tập hợp con ẩn + Số lượng các ô được điền trong đơn vị (hàng/cột/khối) = 9

hoặc trình bày theo cách khác:

Số lượng các con số trong tập hợp con hiện + Số lượng các con số trong tập hợp con ẩn = Số lượng các ô trống trong đơn vị (hàng/cột/khối)

7. Cánh bướm (Nâng cao)
Trong hình dưới đây, những ô duy nhất trong hàng đầu và hàng thứ chín có thể chứa số 9 là những ô được đánh dấu. (Các ô khác trong cùng hàng đã chứa số khác hoặc không thể chứa số 9 bởi vì đã có các số 9 trong cùng cột). Do số 9 phải xuất hiện trong cả hàng thứ nhất và hàng thứ chín, nhưng chúng nhất thiết không thể xuất hiện trong cùng một cột, cho nên số 9 phải hiện diện ô đánh dấu ở trên cùng bên trái và ô đánh dấu ở dưới cùng bên phải chứa số 9, hoặc ô đánh dấu ở dưới cùng bên trái và đánh dấu ô ở trên cùng bên phải. (Không thể là ô dưới cùng bên phải và ô trên cùng bên phải, hoặc ô dưới cùng bên trái và ô trên cùng bên trái, vì nếu vậy sẽ có hai số 9 trong cùng một cột.

Tương tự, không thể là ô trên cùng bên trái và ô trên cùng bên phải, hoặc ô dưới cùng bên trái và ô dưới cùng bên phải, vì nếu vậy sẽ có hai số 9 trong cùng một hàng). Cho nên bạn không thể nói số 9 nằm ở đâu, đỉnh-trái, đáy-phải, hay đáy trái-đỉnh phải, nhưng dù sao bạn cũng có thể loại các số 9 ra khỏi các ô trong cả hai cột. Kết quả là số 9 có thể được loại ra khỏi danh sách ứng viên ở các ô khác trong cả hai cột liên quan.

... Đọc thêm »

Views: 702 | Added by: phuocdat | Date: 13/07/2009 | Rating: 0.0/0 | Comments (0)

Sau khi cài đặt Windows XP Service Pack 2, bạn có thể nhận được thông báo lỗi dưới đây trong System Tray.

"This connection has limited or no connectivity. You might not be able to access the Internet or some network resources. "

Mặc dù vậy các giải pháp cho vấn đề này rất khác nhau, nhưng hầu hết trong số các giải pháp được tìm thấy trên web đều chỉ dừng ở việc giải quyết vấn đề hết sức đơn giản đó là hướng dẫn người dùng tắt bỏ đi thông báo đó. Giải pháp này có thể làm việc tốt cho các hệ thống đang hiển thị lỗi này, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu hệ thống mất kết nối mạng nội bộ của nó hoặc kết nối không ổn định?

Một câu trả lời mang tính tích cực đó là một lỗi trong Service Pack 2 của Windows XP liên quan đến việc mất kết nối mạng cho các máy trạm có sử dụng virtual private networking (VPN) client L2TP của Microsoft để kết nối đến các máy chủ được kết nối đến các mạng NAT. Mặc dù vậy, lỗi nay dường như xuất hiện trong các tình huống không liên quan đến các VPN.

Nếu việc vá Windows XP vẫn không sửa được vấn đề này, bạn hãy đọc danh sách các trường hợp bên dưới để giải quyết. Bạn có thể phải cài đặt lại tường lửa, xây dựng lại cấu hình cho router, giảm tốc độ kết nối từ 100Mbps xuống 10Mbps, hoặc gán các địa chỉ IP tĩnh cho máy tính trong mạng để khắc phục vấn đề này.

Phải làm gì nếu biết hệ thống bị mắc lỗi này?

Nếu bạn đã cài đặt Windows XP Service Pack 2 và vẫn thấy trong số các triệu chứng dưới đây, lỗi này sẽ ảnh hưởng tới hệ thống của bạn.

  • Sau khi cài đặt Windows XP SP2, kết nối mạng của bạn sẽ báo cáo ván đề "Limited or No Connectivity"
  • Bạn gặp phải vấn đề liên quan đến Internet hoặc mạng nội bộ của bạn sau khi cài đặt Windows XP Service Pack 2.
  • Kết nối mạng của bạn bị tắc trong khi "Acquiring IP Address"

Phải thực hiện những gì để giải quyết vấn đề này?

Nếu bạn gặp phải lỗi  này, hãy chạy bản vá Microsoft patch (KB884020) cho nó. Thực hiện theo các hướng dẫn bên dưới để thực hiện điều đó. Cách khác bạn có thể download một file zip có chứa các bản vá, file registry và các hướng dẫn ở đây.

1) Download bản vá từ site của Microsoft

2) Chạy nâng cấp để cài đặt Internet

3) Chạy lỗi Registry này để hoàn tất nâng cấp. Đánh các dòng dưới đây trong Notepad và lưu thành file có tên FixReg.reg trên máy trạm của bạn, sau đó kích đúp để cài đặt vào registry của bạn.

Windows Registry Editor Version 5.00

[HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Services\IPSec]
"AssumeUDPEncapsulationContextOnSendRule"=dword:00000002

4) Khởi động lại máy tính của bạn

Nếu bạn vẫn thấy thông báo lỗi này lần nữa, hãy khởi động lại máy tính trước. Trong hầu hết các trường hợp, thao tác này sẽ giải quyết được các vấn đề kết nối không liên quan đến lỗi SP2 này.

Kết nối làm việc, liệu có thể vô hiệu hóa thông báo này không?

Nếu mạng nội bộ của bạn hiện đang làm việc tốt và bạn muốn vô hiệu hóa cảnh báo này, hãy thực hiện theo các bước dưới đây:

1) Mở Control Panel

2) Mở Network Connections và kích chuột phải vào Local Area Connection sau đó kích Properties

3) Hủy chọn tùy chọn dưới đây trên tab General

"Notify me when this connection has limited or no connectivity"

4) Kích OK và đóng cửa sổ Network Connections

Điều gì sẽ xảy ra việc đang cài đặt thì bản vá này không giúp được gì? Các nguyên nhân khác cho vấn đề là gì?

Nếu bạn vẫn thấy xuất hiện thông báo lỗi này thậm chí khi chạy bản vá thể hiện ở trên, có thể bạn sẽ rơi vào một trong số các vấn đề được thể hiện bên dưới:

1) Network hoặc DSL router của bạn có thể lỗi hoặc mất thông tin. Có thể xây dựng lại cấu hình cho router của bạn.

2) Kiểm tra cáp đến Internet của bạn. Bảo đảm rằng bạn có đúng kiểu kết nối với cáp.

3) Kiểm tra card mạng của bạn để bảo đảm rằng nó được cấu hình đúng cách và làm việc đúng. Nhiều khi việc thiết lập card mạng xuống 10Mbps/Full Duplex sẽ giải quyết được vấn đề này. Để thực hiện điều đó, mở Control Panel, System, Device Manager. Vào trang thuộc tính của card mạng, kích vào tab Advanced và tìm đến phần Link Speed và Duplex. Thay đổi nó từ Auto Detect thành 10Mbps/Full Duplex.

4) Kiểm tra và test tường lửa của bạn. Tường lửa của bạn, nhất là nếu phần mềm tường lửa như like ZoneAlarm, Black Ice, Norton Firewall hoặc một phần mềm tường lửa nào đó có thể khóa kết nối của bạn. Hãy vô hiệu hóa tường lửa và test kết nối của bạn. Bạn có thể phải giải quyết vấn đề bằng cách hủy bỏ cài đặt và cài đặt lại tường lửa.

5) Kiểm tra các chỉ đinh của địa chỉ IP và các thiết lập workgroup trong máy tính cho đúng. Gán các địa chỉ IP cho máy tính trong mạng của bạn.

6) Thiết lập lại ngăn xếp TCP/IP bằng cách download và chạy WinsockXPFix.exe một chương trình Visual Basic được thiết kế để khắc phục các vấn đề lỗi TCP/IP, các vấn đề file cấu hình và một loạt các vấn đề kết nối khác.

Views: 530 | Added by: phuocdat | Date: 13/07/2009 | Rating: 0.0/0 | Comments (0)

Khung Đăng Nhập


Tìm Kiếm Trong Blog Website
Xem Blog Website Theo Ngày Tháng
«  Tháng 07 2009  »
CNHaiBaNămSáuBảy
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031
Đánh Giá Website
Rate my site
Total of answers: 24
Liên Kết website:

- Tin Tức Tổng Hợp
Báo PC World VietNam
Báo Tuổi Trẻ Online
- - - Nhịp Sống Số
- - - Nhịp Sống Trẻ
Tin Tức nổi bật trong ngày

- Tin Thế Giới
Tin Tức Thế Giới

- Tin Xã Hội
Đối nội - Đối ngoại
Thời sự

- Tin Văn Hóa
Thời trang
Ẩm thực
Du lịch

- Tin Kinh Tế
Tài chính - Ngân hàng
Chứng khoán
Tuyển dụng - Việc làm
Thị trường
Lao động - Công đoàn

- Tin Khoa Học - Công Nghệ
CNTT - Viễn Thông
Khoa học - Tự nhiên
Thiết bị - Phần cứng

- Tin Thể Thao
Bóng đá
Quần vợt

- Tin Giải Trí
Âm nhạc - Phim
Sân khấu - Điện ảnh
Sách báo - Văn thơ

- Tin Pháp Luật
Hình sự
An ninh - Trật tự

- Tin Giáo Dục
Học bổng - Du học
Đào tạo - Thi cử

- Tin Sức Khỏe
Làm đẹp
Tình yêu giới tính

- Tin Ô Tô - Xe Máy
Tin Tức Ô Tô - Xe Máy

- Tin Nhà Đất
Đầu tư - Quy hoạch
Không gian - Kiến trúc

Tìm kiếm Tùy Chỉnh
Email:  PhuocDat@Gmail.com - PhuocDat129@Yahoo.com
Tell: 0937 632373 - 0938 968313 - 2024
Powered by uCoz