Câu hỏi này có vẻ hơi lạ đối với bạn?
Ai mà chẳng biết lắng nghe! Khoan đã, bạn đừng vội bực mình. Lắng nghe
là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà mỗi người cần có. Khả
năng lắng nghe của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến công việc và mối quan
hệ với những người chung quanh.
Hãy thử tưởng tượng bạn đang chủ trì một cuộc họp… bạn đang thao
thao bất tuyệt, và khi nhìn xuống thì mọi người đang “thả hồn theo mây
gió”. Người thì đang viết, người đang thảo luận, vài người đang lắng
nghe bạn nhưng họ không có biểu hiện gì là hiểu bạn cả… Khi đó bạn cảm
thấy thế nào?
Chúng ta nghe được bao nhiêu phần trăm điều người khác nói?
Chúng ta thường lắng nghe vì những mục đích sau: thu thập thông tin, hiểu được điều người khác muốn nói, giải trí và học hỏi.
Với những mục đích trên, bạn nghĩ khả năng lắng nghe của bạn đã tốt
lắm rồi. Nhưng các cuộc nghiên cứu mới đây cho biết người ta chỉ có thể
nhớ khoảng 25% đến 50% những gì họ đã nghe.
Điều đó có nghĩa là khi chúng ta nói chuyện với sếp, đồng nghiệp, khách
hàng hay thậm chí với vợ chồng của chúng ta trong vòng 10 phút, thì họ
chỉ thật sự nghe được từ 1 đến 5 phút là tối đa.
Ngược lại, điều đó cũng có nghĩa là khi bạn nói chuyện với người
khác, bạn cũng không nghe hết những gì họ nói. Bạn chỉ có thể nắm bắt
được khoảng 25-50% những điều quan trọng đó.
Vì sao nên lắng nghe?
Rõ ràng lắng nghe là một
kỹ năng mà nếu cố gắng trau dồi chúng ta sẽ thu được những lợi ích to
lớn. Bằng cách trở thành một người lắng nghe tốt, bạn sẽ cải thiện được
năng suất làm việc của mình, gây ảnh hưởng, thuyết phục và thương lượng
thành công với người khác. Hơn nữa, bạn cũng sẽ tránh được những mâu
thuẫn và hiểu nhầm đáng tiếc.
Để biết lắng nghe?
Cách để trở thành một người
lắng nghe tốt là bạn thường xuyên thực hành “lắng nghe chủ động”. Để
hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề này, hãy thử nghĩ xem bạn có còn đủ
hào hứng để tiếp tục câu chuyện nữa không khi bạn nghi ngờ người giao
tiếp với bạn không chú ý lắng nghe điều bạn đang nói. Rõ ràng đến một
lúc nào đó bạn cảm thấy mình đang nói chuyện với một “bức tường” thì
bạn sẽ không còn muốn tiếp tục cuộc nói chuyện nữa.
Để làm được điều này bạn phải quan sát người nói. Đừng để bản thân
mất tập trung bởi những việc xảy ra chung quanh hoặc bởi những lý lẽ mà
bạn cố tìm để đáp trả ngay khi họ nói xong.
Thể hiện rằng bạn đang lắng nghe
Bạn có thể cho
người giao tiếp với mình biết rằng bạn đang lắng nghe bằng cách gật gật
đầu hoặc đơn giản chỉ nói “ừ, ồ”. Không nhất thiết bạn phải đồng ý với
quan điểm của họ, bạn chỉ cần cho họ biết rằng bạn đang lắng nghe họ mà
thôi. Hãy sử dụng ngôn ngữ cử chỉ và những dấu hiệu khác để cho họ biết
bạn đang lắng nghe.
Bạn cũng nên khéo léo trong việc trả lời, làm sao để câu trả lời của
bạn khuyến khích người nói tiếp tục mạch trình bày của họ, nhờ đó bạn
sẽ có được thông tin bạn cần. Trong khi việc gật đầu và nói “ừ nhỉ” thể
hiện sự quan tâm của bạn đến người nói, thì việc thỉnh thoảng đưa ra
một câu hỏi hoặc một lời bình luận để tóm lại những gì họ đang nói cho
thấy bạn hiểu rất rõ thông điệp họ muốn đưa ra.
Hãy ý thức tầm quan trọng của lắng nghe, và bạn sẽ tạo được ấn tượng
tốt và lâu dài với mọi người xung quanh. Nếu bạn cảm thấy cực kì khó
khăn để tập trung vào những gì người khác đang nói, hãy cố nhẩm lại
những gì họ nói – điều này sẽ củng cố thêm thông điệp của họ và giúp
bạn kiểm soát được ý nghĩ của mình.
Hy vọng rằng suy nghĩ “Lắng nghe và trả lời là hai việc cỏn con, bẩm
sinh con người đã có rồi.” của bạn sẽ không còn sau khi bạn đọc những
phân tích trên. Hãy suy ngẫm thêm về vấn đề này bạn nhé!