Khi kết hôn, các đôi vợ chồng trẻ đều tin họ sẽ chung sống đến ngày
răng long đầu bạc, nhưng thực tế cho thấy khoảng 52% các đôi phải tan
đàn xẻ nghé nửa đường.
Sau đây là 10 phương cách giúp bạn duy trì hạnh phúc hôn nhân dài lâu:
1. Luôn cởi mở với nhau:
Vợ chồng nên thoải mái cùng nhau bàn thảo mọi việc. Có
thể nói hay viết, cách nào tùy bạn, nhưng luôn phải bày tỏ suy nghĩ của
mình với người bạn đời.
2. Chia sẻ các sở thích chung:
Hãy tìm hiểu và chia sẻ những hoạt động cả hai cùng
yêu thích như các môn thể thao, cắm trại, chăm sóc cây cảnh... Thế mới
xứng danh “sắt cầm hảo hiệp”!
3. Dành thời gian cho sở thích riêng của mình:
Vợ chồng hay bị hòa tan vào nhau và lắm lúc bỏ quên
những sở thích của bản thân. Để cả hai đều cảm thấy thoải mái chung
tay lèo lái con đò hạnh phúc, cần quân bình giữa sở thích chung và
không gian riêng, tự do của mỗi người.
4. Thương nhau chín bỏ làm mười:
Khi yêu nhau, đôi tình nhân thường mơ mộng và lý tưởng
hóa thực tế. Do vậy lúc bước vào cuộc sống gia đình, cặp vợ chồng trẻ
dễ mang cảm giác thất vọng và khó tha thứ những khuyết điểm của người
bạn đời. Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu rằng mình cũng như người ấy,
chẳng ai có thể hoàn hảo cả.
5. Đừng kỳ vọng quá nhiều:
Nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ do vợ hay chồng đặt quá
nhiều kỳ vọng vào người bạn đời và mong đợi cuộc hôn nhân hoàn hảo vốn
chỉ có trên lý thuyết. Nếu đời không như ước mơ, bạn hãy vui vẻ chấp
nhận thực tế. Hôn nhân cũng như kinh doanh, có những lúc thăng
trầm, nhiều khi ta phải đối mặt với những khó khăn tưởng chừng không
vượt qua được nhưng lắm lúc cũng nhận được những “lợi tức” không ngờ.
6. Hoạch định mục tiêu chung:
Nên tiến hành việc này càng nhanh càng tốt. Nhiều cặp
vợ chồng sớm phát hiện điều mà họ từng nghĩ là mục tiêu chung của cả
hai trong thời gian tới đây hóa ra là lý do chính khiến họ chia tay
nhau trước khi bước vào tuổi 30 hay 40. Ví dụ: vợ muốn có bốn đứa con
trong khi chồng quyết định chỉ nên có một con mà thôi.
7. Vợ chồng không chỉ là người yêu mà còn là cộng sự của nhau:
Nếu chỉ mong nếm trải cảm giác sung sướng mà không
chịu được những khó khăn trắc trở mà hầu như mối quan hệ nào cũng có,
chẳng khác nào bạn tự đưa mình vào một con đường gập ghềnh mà điểm đến
là cuộc ly hôn. Hôn nhân là sự cộng tác lâu dài chứ không đơn thuần là
quan hệ yêu đương.
8. Cam kết lâu dài:
Lứa tuổi 20-30 thường ly hôn do chưa trưởng thành
trong cuộc sống lứa đôi và do một trong hai vợ chồng thiếu hẳn sự đồng
tâm nhất trí với người bạn đời của mình.
9. Chi tiêu hợp lý:
Một trong các lý do đưa đến ly hôn là vợ hay chồng
tiêu xài quá phung phí. Chuyện này thường xảy ra ở những cặp vợ chồng
trẻ 20-30 tuổi. Có thể hạn chế bằng cách thống nhất hạn mức chi tiêu và
cố gắng duy trì hạn mức đó.
10. Chớ vội cho rằng con cái sẽ giúp cha mẹ gắn bó hơn:
Con cái sẽ mang lại niềm vui nhưng cũng nảy sinh thêm
nhiều mối bận tâm và thậm chí stress cho cuộc sống hôn nhân. Nếu bạn
cho rằng con cái ra đời sẽ giúp cứu vãn cuộc sống gia đình đang chao
đảo của bạn, hãy suy nghĩ lại. Hãy đợi đến lúc hai vợ chồng thống nhất
quan điểm về vấn đề này rồi có thêm thành viên mới cũng chẳng muộn.
You're always on my mind All day just all the time You're everything to me Brightest star to let me see
You touch me in my dreams We kiss in every scene I pray to be with you through rain and shiny days *
I'll love you Till I die Deep as sea Wide as sky The beauty of our love paints rainbows Everywhere we go
Need you all my life You're my hope You're my pride In your arms I find my heaven
------------------------------ Thiên Đường Tình Yêu
Em luôn nghĩ về anh Ngày từng ngày, giờ từng giờ Với em anh là tất cả Là ngôi sao để em ngóng trông
Anh đến bên em trong cơn mơ Và mang cả nụ hôn nông thắm Em ước ao có anh bên cạnh Trong cơn mưa hay những ngày nắng chói chang
Em sẽ yêu anh đến lúc lìa trần Yêu anh sâu như đại dương, rộng như bầu trời Và tình yêu đẹp của hai ta sẽ tô vẽ sắc cầu vồng Cho dù đến chân trời góc biển
Em cần anh vì anh như nguồn hi vọng Có anh như một niềm kiêu hãnh Để em tìm thấy thiên đường trong vòng tay ấm của anh Anh mang đại dương và bầu trời ngập tràn trong đôi mắt Và cuộc sống sẽ thăng hoa thành thiên đường của tình yêu
Trong phần trước của loạt bài này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn
cách phân biệt địa chỉ IP nào hệ thống của bạn đang sử dụng với tư cách
là địa chỉ chính. Bước tiếp theo trong quá trình là thẩm định cấu hình
địa chỉ IP có làm việc chính xác và không xuất hiện vấn đề nào đối với
ngăn xếp giao thức TCP/IP hay không.
Bài test đầu tiên mà bạn cần thực hiện là ping một
địa chỉ host nội bộ. Ở đây có một số cách khác nhau để có thể thực hiện
nhiệm vụ này. Cách thứ nhất là nhập lệnh dưới đây:
PING LOCALHOST
Khi nhập vào lệnh này, Windows sẽ ping đến địa chỉ
127.0.0.1. Không quan tâm đến địa chỉ IP của máy bạn, Windows luôn sử
dụng địa chỉ 127.0.0.1 như một địa chỉ host nội bộ. Chính vì vậy, giải
pháp khác thay thế cho lệnh trên là nhập vào lệnh dưới đây:
Ping 127.0.0.1
Sau khi nhập vào lệnh này, bạn sẽ thấy một quá trình
ping thành công giống như các lệnh ping khác. Hãy xem ví dụ thể hiện
trong hình A.
Hình A: Bạn sẽ nhận được một ping thành công khi thực hiện ping địa chỉ host nội bộ
Việc ping địa chỉ host nội bộ không có tác dụng gì
trong việc chuẩn đoán các vấn đề truyền thông với host ở xa. Mặc dù vậy
nó lại cho phép bạn xác nhận rằng ngăn xếp TCP/IP nội bộ của bạn đang
thực hiện đúng chức năng. Nếu bạn ping địa chỉ host nội bộ và nhận được
một thông báo lỗi cho biết không xác nhận được đích thì trường hợp này
TCP/IP đã bị cấu hình sai hoặc một phần nào đó của ngăn xếp TCP/IP nội
bộ bị hỏng.
Ping Gateway mặc định
Trong phần trước của loạt bài này, chúng tôi đã đề
cập rằng, có một số khía cạnh khác nhau đối với việc cấu hình TCP/IP và
trang bị một chút kiến thức khắc phục sự cố. Bên cạnh đó là một số
thông tin hoặc địa chỉ IP của Gateway mặc định và của máy chủ DNS chính.
Giả dụ rằng các host mà bạn muốn truyền thông nằm
trên một mạng từ xa, hoặc trên một đoạn mạng khác của công ty bạn thì
điều tiếp theo mà bạn cần thực hiện là ping Gateway mặc định. Bạn có
thể thực hiện thao tác này bằng cách gắn thêm địa chỉ IP của cổng mặc
định vào lệnh ping. Cho ví dụ, quan sát trong hình B bạn sẽ thấy rằng
cấu hình TCP/IP liệt kê địa chỉ Gateway mặc định là
147.100.100.100. Chúng tôi đã ping đến địa chỉ này. Thao tác này đã
thẩm định rằng máy nội bộ có thể truyền thông với Gateway mặc định. Nó
cũng cho bạn biết rằng sự truyền thông trên mạng nội bộ hiện đang làm
việc như dự định, chí ít cũng ở mức địa chỉ IP.
Hình B: Ping gateway mặc định đã thẩm định được rằng các gói IP có thể đến được
cổng mặc định của mạng.
Ping DNS Server
Cho đến đây, chúng ta đã xác minh được rằng truyền
thông ở mức địa chỉ IP hiện đang làm việc giữa máy tính nội bộ và
Gateway mặc định. Mặc dù vậy điều này vẫn không bảo đảm rằng các
hostname hiện đang thể hiện các địa chỉ IP. Trong phần thứ nhất của
loạt bài này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về cách sử dụng tên
miền đầy đủ của host đích kết hợp với lệnh ping để thẩm định rằng máy
chủ DNS hiện đang thực hiện công việc của nó. Tuy nhiên ở đây còn có
một số cách khác dễ dàng test DNS.
Một thứ bạn có thể thực hiện ở đây là ping đến địa
chỉ IP của máy chủ DNS, xem thể hiện trong hình C. Tuy thao tác này
không bảo đảm DNS hiện có làm việc đúng cách hay không nhưng nó cũng
thẩm định được rằng máy tính nội bộ có thể truyền thông với máy chủ DNS.
Hình C: Bạn cần thẩm định rằng host có thể truyền thông với máy chủ DNS
Một vấn đề khác nữa bạn có thể thực hiện là sử dụng
lệnh Nslookup để thẩm định rằng DNS đang làm việc đúng cách. Để thực
hiện theo thao tác này, bạn chỉ cần nhập vào lệnh Nslookup, sau đó là
tên miền đầy đủ của host từ xa. Lệnh Nslookup có thể phân tích tên miền
hoàn chỉnh thành địa chỉ IP, xem thể hiện trong hình D.
Hình D: Lệnh Nslookup thông báo cho bạn biết DNS server
có thể phân giải hostname hay không.
Hình trên có thể khiến bạn một chút bối rối lúc đầu
nếu bạn không quen làm việc với Nslookup. Ban đầu, màn hình này sẽ xuất
hiện một báo cáo lỗi. Nếu quan sát kỹ hơn bạn sẽ thấy phần thông đầu
tiên được trả về nói đến máy chủ DNS nội bộ. Điều này là vì địa chỉ IP
được tham chiếu tương xứng với địa chỉ IP của máy chủ DNS. Mặc dù vậy,
phần bên dưới các thông tin trả về lại cung cấp cho bạn địa chỉ IP của
host mà bạn yêu cầu. Miễn là địa chỉ IP này được liệt kê thì truy vấn
DNS của bạn đã thành công.
Nếu quá trình phân giải tên miền thất bại, khi đó có
một vấn đề về DNS. Vấn đề thực có thể là một trong số các vấn đề đối
với máy chủ DNS. Cho ví dụ, các máy chủ DNS đang chuyển tiếp địa chỉ có
thể sai, hoặc máy chủ DNS có thể không truy cập được Internet (mức truy
cập cần liên lạc với máy chủ DNS mức cao hơn). Cũng có thể dịch vụ DNS
của máy chủ DNS có thể bị ngưng. Các kiểu vấn đề này cũng có thể ảnh
hưởng đến các máy khách khác vì nhiều máy khách thường phụ thuộc vào
một máy chủ DNS nào đó.
Nếu sự phân giải tên miền DNS thành công thì bạn cần
phải thẩm định địa chỉ IP được trả về trong suốt quá trình phân tích.
Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách so sánh địa chỉ IP được trả về
với địa chỉ IP thực mà host từ xa đang sử dụng. Các địa chỉ IP này cần
phải tương xứng với nhau, tuy nhiên có một số điều kiện có thể gây ra
sự sai lệnh, khi đó kết quả truyền thông sẽ bị thất bại.
Nếu bạn bắt gặp một sự sai lệnh về địa chỉ IP thì
điều đó có thể là kết quả của tình trạng bị malware xâm nhập vào máy
khách, hoặc có thể là kết quả của sự tiêm nhiễm của DNS. Sự tiêm nhiễm
DNS là một quá trình trong đó DNS cache sẽ được phổ biến các địa chỉ IP
sai hoặc không hợp lệ.
Nếu bạn bắt gặp vấn đề như vậy, chúng tôi khuyên bạn
nên quét malware trên máy khách. Bên cạnh đó bạn cũng có thể quét luôn
cả spyware và virus vì chúng cũng có thể gây ra vấn đề kiểu như vậy.
Khi máy khách hoàn toàn sạch sẽ, hãy làm sạch DNS cache. Bạn có thể làm
sạch DNS cache bằng cách nhập vào lệnh dưới đây:
IPCONFIG /FLUSHDNS
Bạn có thể xem ví dụ về lệnh này trong hình E.
Có một lưu ý quan trọng các bạn cần lưu ý ở đây là
DNS cache có thể chứa các địa chỉ IP không đúng nhưng nó không có nghĩa
rằng DNS bị nhiễm độc. Đôi khi các host được gán các địa chỉ IP mới,
điều này làm cho DNS cache đôi khi chưa biết về những thay đổi đó.
Hình E: Nếu bạn nghi ngờ DNS cache chứa các thông tin sai, hãy thực hiện các biện pháp quét và làm sạch Internet
Kết luận
Trong phần này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn
cách thẩm định ngăn xếp giao thức TCP/IP nội bộ có làm việc đúng hay
không. Tiếp đó là giải thích về cách test khả năng của host nội bộ về
khả năng liên lạc với máy chủ DNS và máy chủ gateway mặc định và cách
test Hostname. Trong phần tiếp theo của loạt này, chúng tôi sẽ giới
thiệu cho các bạn về một số vấn đề hay gặp trong sử dụng lệnh Ping, cụ
thể là sẽ thảo luận về các vấn đề định tuyến.
Trong phần thứ nhất, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn cách sử dụng
lệnh PING để thực hiện những bài test cơ bản cho kết nối, bên cạnh đó
là giới thiệu về cách làm sáng tỏ các kết quả. Trong phần hai, chúng
tôi sẽ tiếp tục giới thiệu cho các bạn một số bài test đơn giản hơn để
bạn có thể sử dụng nhằm chuẩn đoán trạng thái của kết nối hiện hành
Trước khi bắt đầu
Như đã giải thích trong phần thứ nhất của loạt bài
này, mục đích của loạt bài này là tạo một hướng dẫn khắc phục sự cố cho
những người mới có các kỹ năng cơ bản. Chính vì vậy chúng tôi sẽ bắt
đầu bằng các kỹ thuật khắc phục sự cố cơ bản và dần dần sẽ chuyển sang
các kỹ thuật cao hơn.
Xác nhận kết nối
Trong phần trước, chúng tôi đã giới thiệu một số vấn
đề cơ bản trong sử dụng lệnh PING để test kết nối mạng. Mặc dù vậy, nếu
bạn gặp phải vấn đề truyền thông với các host khác trong mạng , hoặc
các host trong mạng từ xa thì vẫn còn đó một số kiểu PING khác để bạn
có thể phát hiện được những gì đang xảy ra với mạng của mình.
Trước khi giới thiệu những kỹ thuật này, các bạn cần
phải hiểu về cách cấu hình của các host đang gặp phải vấn đề về truyền
thông như thế nào. Thủ tục test ở đây khác nhau đối với các phiên bản
Windows khác nhau, chính vì vậy chúng tôi sẽ giới thiệu cách kiểm tra
cấu hình mạng trên một máy tính đang chạy hệ điều hành Windows Server
2003.Thứ đầu tiên mà bạn phải thực hiện là phải xác định xem máy tính
hiện đang chạy một cấu hình địa chỉ IP tĩnh hay động. Để thực hiện điều
đó, bạn hãy mở Control Panel, sau đó chọn tùy chọn Network Connections.
Kích chuột phải vào kết nối mà bạn muốn chuẩn đoán, chọn lệnh
Properties. Bằng cách thực hiện các thao tác đó, bạn sẽ thấy một trang
thuộc tính của kết nối xuất hiện như thể hiện trong hình A.
Hình A: Trang thuộc tính của kết nối mạng
Lúc này, hãy cuộn thanh danh sách các mục mà kết nối
sử dụng cho tới khi tìm được mụcTCP/IP protocol (đã được chọn trong
hình A). Chọn giao thức này, sau đó kích nút Properties để xuất hiện
trang thuộc tính Internet Protocol (TCP/IP) Properties, xem thể hiện
trong hình B.
Hình B: Trang Internet Protocol (TCP/IP) Properties được sử dụng để cấu hình giao thức TCP/IP
Khi bạn gặp màn hình này, hãy để ý đến cấu hình địa chỉ IP của máy tính. Đặc biệt bạn cần phải lưu ý đến một số mục sau:
Máy tính sử dụng cấu hình động hay tĩnh?
Nếu cấu hình tĩnh đang được sử dụng thì địa chỉ IP, subnet mask, và default gateway là gì?
Máy tính có nhận địa chỉ máy chủ DNS tự động hay không?
Nếu địa chỉ máy chủ DNS đang được chỉ định bằng một địa chỉ cụ thể thì địa chỉ đang được sử dụng là gì?
Trước khi đi tiếp, chúng tôi muốn đề cập đến một vấn
đề đó là, nếu một máy tính có nhiều adapter mạng được cài đặt, khi đó
sẽ có nhiều kết nối mạng được liệt kê trong Control Panel. Chính vì vậy
bạn cần biết đượckết nối nào tương ứng với adapter mạng nào.
Nếu bạn nghi ngờ về sự tương ứng giữa một kết nối
nào đó với adapter mạng, hãy kiểm tra kiểu của adapter đó. Nếu quan sát
trong hình A, bạn sẽ thấy kiểu adapter mạng được liệt kê ở phần đỉnh
của màn hình. Nếu cần, bạn có thể mở case của máy tính để xem adapter
mạng nào mà cáp mạng của bạn được kết nối đến, làm như vậy bạn có thể
chắc chắn về kết nối mạng đúng của mình.
Khi bạn đã biết được cách TCP/IP được cấu hình như
thế nào cho adapter mạng, chúng ta phải xác định xem Windows có nhận
biết về cấu hình đó hay không. Để thực hiện điều này, hãy mở cửa sổ
lệnh và nhập vào lệnh dưới đây:
IPCONFIG /ALL
IPCONFIG thực sự có thể cho bạn biết được rất nhiều
những gì đang diễn ra. Cho ví dụ, hãy để ý màn hình thể hiện trong hình
C. Khi bạn nhập vào lệnh IPCONFIG /ALL, thứ đầu tiên mà bạn phải thực
hiện là tìm đến đúng adapter mạng. Trong trường hợp này, việc tìm đến
đúng adapter là một điều hoàn toàn dễ dàng vì chỉ có một adapter được
liệt kê trong danh sách. Lưu ý rằng IPCONFIG cũng có thể cung cấp cho
bạn số kết nối (trường hợp này là kết nối số 2 - Ethernet adapter Local
Area Connection 2). Nếu để ý trong hình A, bạn sẽ thấy tiêu đề của
trang thuộc tính thể hiện trong hình cũng có cùng tên. Kèm với mô tả
của adapter mạng vật lý sẽ cho bạn biết chính xác bạn đang xem xét kết
nối mạng nào.
Hình C: Lệnh IPCONFIG /ALL hiển thị cho bạn cấu hình IP của máy tính
Rõ ràng thứ đầu tiên mà bạn có thể thấy trong hình C
là có rất nhiều địa chỉ IP khác nhau của kết nối. Lý do cho điều này là
chúng tôi đã tạo một screenshot trên một Web server. Web server cấu
hình nhiều website, mỗi một website lại có địa chỉ IP của riêng nó.
Chúng tôi muốn sử dụng máy chủ này để minh chứng một điểm rằng, cấu
hình địa chỉ IP mà bạn thấy khi bạn mới quan sát trên trang thuộc tính
của TCP/IP không phải luôn là địa chỉ mà Windows đang sử dụng. Trong
trường hợp này, thông tin cấu hình của IP được thể hiện trong hình B
vẫn hợp lệ. Nó đóng vai trò như một địa chỉ IP chính của máy tính. Tuy
nhiên, vẫn có nhiều địa chỉ IP khác cũng vẫn có thể sử dụng.
Bước tiếp theo trong quá trình khắc phục sự cố có
nhiều thay đổi và phục thuộc vào máy tính hiện có đang sử dụng cấu hình
địa chỉ động hay tĩnh. Nếu nó sử dụng cấu hình tĩnh thì lúc này bạn hãy
kiểm tra để bảo đảm rằng địa chỉ IP, subnet mask, default gateway, và
địa chỉ DNS server đều được liệt kê phù hợp với những gì được nhập vào
trong trang thuộc tính TCP/IP.
Trong trường hợp sử dụng địa chỉ IP động mà bạn muốn
xem địa chỉ IP và xem xem nó có nằm trong dải địa chỉ mong đợi hay
không. Nếu phải khắc phục sự cố cho vấn đề trên một mạng không thân
thuộc, trường hơp này bạn có thể sẽ không biết được dải địa chỉ của nó
là gì. Nếu rơi vào tình huống này, có một số giá trị có ý nghĩa mà bạn
có thể tìm kiếm ở đây.
Manh mối rõ ràng nhất một vấn đề nào đó sai lạc là
một địa chỉ IP có giá trị 0.0.0.0. Sự hiện hữu của địa chỉ IP này
thường chỉ thị một trong ba vấn đề sau:
Adapter mạng không được kết nối với mạng (có thể vì cáp mạng hoặc tiếp xúc ở cổng).
Địa chỉ IP bị phóng thích.
Xuất hiện hiện tượng xung đột địa chỉ IP.
Nếu bạn nhận được địa chỉ này, hãy thử nhập vào ba lệnh dưới đây:
IPCONFIG /RELEASE
IPCONFIG /RENEW
IPCONFIG /ALL
Các lệnh này cơ bản sẽ thông báo cho máy tính bỏ địa
chỉ hiện hành của nó, và tìm lại một địa chỉ IP mới, sau đó sẽ hiện cho
bạn các thông tin cấu hình mới. Đôi khi quá trình này cũng khắc phục
được vấn đề, nhưng đôi khi cũng không khắc phục được. Tuy nhiên dẫu sao
nó cũng mang lại những manh mối gây ra vấn đề kết nối mạng của bạn.
Một vấn đề khác có thể làm lỗi hệ thống của bạn là
địa chỉ IP nằm trong dải 169.254.x.x nhưng lại có subnet mask là
255.255.0.0. Một số phiên bản Windows sẽ tự động sử dụng địa chỉ này
nếu địa chỉ IP không thể tìm thấy từ máy chủ DHCP.
Kết luận
Trong phần này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn
cách kiểm tra cấu hình địa chỉ IP của một máy tính để tìm ra những manh
mối gây ra vấn đề. Trong phần tiếp theo của loạt bài này, chúng tôi sẽ
giới thiệu cho các bạn cách sử dụng các thông tin cấu hình để test kết
nối mạng.
Phần cứng và phần mềm mạng
ngày nay ngày càng trở nên tin cậy hơn nhưng, tuy nhiên đôi khi vẫn có
những thứ xảy ra không như mong muốn. Chính vì vậy trong loạt bài này,
chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về một số kỹ thuật khắc phục sự cố
để bạn sử dụng khi các máy tính trong mạng gặp các vấn đề khó khăn
trong truyền thông. Vì mục đích nhằm giới thiệu cho những người vẫn ít
kinh nghiệm trong làm việc với giao thức TCP/IP, nên chúng tôi sẽ bắt
đầu bằng những kiến thức cơ bản, sau đó sẽ làm việc với các kỹ thuật
nâng cao hơn
Thẩm định kết nối mạng
Khi một host có vấn đề nào đó trong truyền thông với
host khác, thứ đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện là thu thập các thông
tin về vấn đề đó. Cụ thể hơn, bạn cần đọc các tài liệu về cấu hình của
host, chỉ ra xem host có vấn đề truyền thông với các máy tính khác trên
mạng hay không và xem vấn đề ảnh hưởng thể có ảnh hưởng tới các host
khác hay không.
Cho ví dụ, cho rằng một máy trạm làm việc có một vấn
đề truyền thông với một máy chủ nào đó. Tự bản thân nó không thực sự
cho bạn nhiều thông tin. Mặc dù vậy, nếu bạn tìm hiểu thêm một chút sâu
hơn và phát hiện máy trạm không thể truyền thông với tất cả các máy chủ
khác trong mạng thì vấn đề có thể nằm ở cáp mạng, có được kết nối hay
không, hay cổng của bộ chuyển mạch bị hỏng hoặc có thể là một vấn đề
trong việc cấu hình mạng chẳng hạn.
Tương tự như vậy, nếu máy trạm có thể truyền thông
với một số máy chủ trong mạng, nhưng không phải tất cả thì điều đó cũng
cho bạn có được một sự gợi ý về vị trí nhằm tìm kiếm vấn đề. Trong kiểu
tình huống đó, bạn có thể sẽ kiểm tra xem những máy chủ nào không thể
liên lạc. Liệu tất cả chúng có nằm trên một subnet? Nếu vậy thì vấn đề
định tuyến có thể gây ra lỗi này.
Nếu nhiều máy trạm làm việc có vấn đề truyền thông với một máy chủ cụ
thể thì vấn đề có thể không nằm ở các máy trạm trừ khi các máy trạm này
đã được cấu hình lại gần đây. Trong trường hợp này, vấn đề thiên về sự
cố xảy ra ở máy chủ.
Chúng ta sẽ bắt đầu từ những bài test cơ bản. Những
bài test mà chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn sẽ không thể hiện nhiều
nguyên nhân của vấn đề nhưng chúng sẽ giúp thu hẹp được nhiều thứ để
bạn biết đầu quá trình khắc phục sự cố từ đâu.
PING
PING là một tiện ích chuẩn đoán TCP/IP đơn giản nhất
đã được tạo ra, nhưng những thông tin mà nó có thể cung cấp cho bạn lại
hoàn toàn vô giá. Đơn giản nhất, PING cho bạn biết được máy chủ của bạn
có truyền thông được với các máy tính khác hay không.
Thứ đầu tiên mà chúng tôi khuyên bạn thực hiện là mở cửa sổ lệnh
(Command Prompt), sau đó nhập vào đó lệnh PING, tiếp đến nhập vào địa
chỉ IP của máy mà bạn đang có vấn đề truyền thông. Khi thực hiện ping,
máy mà bạn đã chỉ định sẽ cho ra 4 phản hồi, xem thể hiện trong hình A.
Hình A: Mỗi một máy sẽ tạo ra 4 phản hồi
Những phản hồi này về cơ bản sẽ cho bạn biết được
khoảng thời gian máy tính được chỉ định đáp trả 32 byte dữ liệu là bao
nhiêu. Cho ví dụ, trong hình A, một trong 4 đáp trả được nhận đều nhỏ
hơn 4 ms.
Khi bạn thực hiện một lệnh PING, một trong 4 tình huống sẽ xảy ra, mỗi một tình huống trong đó đều có ý nghĩa của riêng nó.
Tình huống đầu tiên có thể xảy ra là máy được chỉ
định sẽ tạo ra 4 phản hồi. Điều đó chỉ thị rằng máy trạm hoàn toàn có
thể truyền thông với host được chỉ định ở mức TCP/IP.
Tình huống thứ hai có thể xuất hiện là tất cả 4 yêu
cầu time out, như thể hiện trong hình B. Nếu bạn quan sát trình hình A,
bạn sẽ thấy rằng mỗi đáp trả đều kết thúc bằng TTL=128. TTL là viết tắt
của Time To Live. Nó có nghĩa rằng mỗi một trong 4 truy vấn và đáp trả
phải được hoàn thiện trong khoảng thời gian 128 ms. TTL cũng được giảm
mỗi lần khi bước nhảy trên đường trở về. Bước nhảy xuất hiện khi một
gói dữ liệu chuyển từ một mạng này sang một mạng khác. Chúng tôi sẽ nói
thêm về các bước nhảy trong phần sau của loại bài này.
Hình B: Nếu tất cả các yêu cầu đều bị time out thì điều đó nói lên rằng truyền thông giữa hai địa chỉ này bị thất bại
Bất cứ tốc độ nào, nếu tất cả 4 yêu cầu đề bị time
out, thì điều đó có nghĩa rằng TTL bị hết hiệu lực trước khi phản hồi
được nhận. Điều này có nghĩa một trong ba ý sau:
Các vấn
đề của truyền thông sẽ cản trở các gói truyền tải giữa hai máy. Điều
này có thể do hiện tượng đứt cáp hoặc bảng định tuyến bị tồi, hoặc một
số lý do khác.
Truyền
thông xuất hiện, nhưng quá chậm đối trong phúc đáp. Điều này có thể bị
gây ra bởi sự tắc nghẽn trong mạng, bởi phần cứng hay vấn đề chạy dây
của mạng bị lỗi.
Truyền
thông vẫn hoạt động nhưng tường lửa lại khóa lưu lượng ICMP. PING sẽ
không làm việc trừ khi tường lửa của máy đích (và bất kỳ tường lửa nào
giữa hai máy) cho phép ICMP echo.
Tình huống thứ ba có thể xảy ra khi bạn nhập vào
lệnh PING là vẫn nhận được một số phản hồi nhưng một số khác time out.
Điều này có thể là do cáp mạng tồi, phần cứng lỗi hoặc hiện tượng tắc
nghẽn trong mạng.
Tình huống thứ tư có thể xuất hiện khi ping là một thông báo lỗi giống như những gì thể hiện trên hình C.
Hình C: Lỗi chỉ thị rằng TCP/IP không được cấu hình đúng
Lỗi “PING: Transmit Failed” chỉ thị rằng TCP/IP
không được cấu hình đúng trên máy tính bạn đang nhập vào lệnh PING.
Lỗi này xuất hiện trong Windows Vista. Các phiên bản Windows cũ hơn
cũng sinh ra một lỗi khi TCP/IP bị cấu hình sai, nhưng thông báo lỗi
được hiển thị là “Destination Host Unreachable”.
PING thành công sẽ như thế nào?
Tin tưởng hay không, một ping thành công không phải
là một hiện tượng lạ, thậm chí nếu hai máy có vấn đề truyền thông với
nhau. Nếu xảy ra điều này, thì có nghĩa rằng cơ sở hạ tầng mạng bên
dưới vẫn tốt và các máy tính vẫn có thể truyền thông với nhau ở mức
TCP/IP. Thường thì đây vẫn là một dấu hiệu tốt vì vấn đề đang xuất hiện
không quá nghiêm trọng.
Nếu truyền thông giữa hai máy bị thất bại nhưng hai
máy có thể PING với nhau thành công (khi thực hiện lệnh PING từ hai
máy), thì có một vấn đề khác bạn có thể thử ở đây. Thay cho việc ping
đến một host bởi địa chỉ IP, bạn hãy thay thế địa chỉ IP bằng tên miền
hoàn chỉnh của nó, xem thể hiện trong hình D.
Hình D: Thử ping host của mạng bằng tên miền hoàn chỉnh
Nếu bạn có thể ping bằng địa chỉ IP, nhưng không
ping được bằng tên miền hoàn chỉnh thì vấn đề có thể là ở DNS. Máy trạm
có thể được cấu hình sử dụng máy chủ DNS sai, hoặc máy chủ DNS có thể
gồm một host record cho máy mà bạn đang muốn ping đến.
Nếu nhìn vào hình D, bạn có thể thấy rằng địa chỉ IP
của máy được liệt kê bên phải tên miền hoàn chỉnh. Điều này chứng tỏ
rằng máy tính có thể chuyển sang một tên miền hoàn chỉnh. Bảo đảm rằng
địa chỉ IP mà tên được chuyển sang là chính xác. Nếu bạn thấy một địa
chỉ IP khác so với địa chỉ mong đợi thì có thể host record của DNS bị
lỗi.
Kết luận
Bài này đã giới thiệu cho các bạn một số bước cơ bản
để test kết nối cơ bản giữa hai máy tính. Trong phần tiếp theo, chúng
tôi sẽ giới thiệu một số kỹ thuật để các bạn sử dụng trong quá trình
khắc phục sự cố.