Thứ Năm, 26/12/2024, 13:44:42
Internet Starts
Chào mừng Guest | Điểm Tin Mới |
Gửi Tin Nhắn Trao Đổi
200
Trạng Thái Truy Cập Website

Số người đang online: 1
Khách Xem: 1
Thành Viên: 0
Main » 2008 » Tháng 09 » 26

Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên hay Random Access Memory (RAM) là loại bộ nhớ thông dụng nhất được sử dụng trong máy vi tính của chúng ta. Gọi RAM là loại truy xuất ngẫu nhiên vì ta có thể truy xuất trực tiếp đến bất kỳ một tế bào nhớ nào nếu ta biết hàng và cột nào giao nhau tại tế bào đó.



Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên hay Random Access Memory (RAM) là loại bộ nhớ thông dụng nhất được sử dụng trong máy vi tính của chúng ta. Gọi RAM là loại truy xuất ngẫu nhiên vì ta có thể truy xuất trực tiếp đến bất kỳ một tế bào nhớ nào nếu ta biết hàng và cột nào giao nhau tại tế bào đó. (Hãy tưởng tượng đến bàn cờ vua, mỗi một ô đen hoặc trắng sẽ là một tế bào nhớ). Đối lập với Ram là loại bộ nhớ truy xuất theo thứ tự hay Serial Access Memory (SAM). SAM lưu trữ dữ liệu trên một loạt các tế bào nhớ mà ta chỉ có thể truy xuất đến một cách tuần tự (giống băng cát-sét). Nếu dữ liệu không nằm ở vị trí hiện tại, mỗi tế bào nhớ sẽ được kiểm tra lần lượt cho đến khi tìm thấy. SAM thường làm việc tốt dưới dạng các buffer nhớ, nơi dữ liệu thường được lưu trữ và sử dụng theo thứ tự (bộ nhớ đệm dành cho các vân đồ họa trên bo mạch đồ họa là một ví dụ). Trong khi đó, dữ liệu trên RAM có thể được truy xuất theo thứ tự bất kỳ.
Bộ nhớ được tạo thành bằng cách sắp xếp các bit vào một lưới 2 chiều. Ở hình trên, các điểm màu đỏ biểu diễn 1 và trắng biểu diễn 0. Các cột sẽ được chọn và sau đó các hàng được nạp điện để ghi dữ liệu vào cột tương ứng.

Những điều cơ bản về RAM

Tương tự như bộ vi xử lý (BVXL), chip nhớ cũng là một mạch tích hợp (IC) được làm từ hàng triệu bóng bán dẫn (transitor) và tụ điện. Đối với loại bộ nhớ thông dụng nhất trên máy vi tính, bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên động (DRAM), một bóng bán dẫn và một tụ điện đi đôi với nhau để tạo thành một tế bào nhớ. Tụ điện sẽ giữ bit thông tin 0 hoặc 1. Bóng bán dẫn hoạt động như một ngắt để mạch điều khiển trên chip nhớ đọc hoặc thay đổi trạng thái của tụ điện.

Một tụ điện giống như một thùng nước nhỏ có thể chứa các điện tử. Để lưu 1 vào tế bào nhớ, thùng nước này sẽ được đổ đầy các điện tử. Để lưu 0, thùng nước sẽ được làm rỗng. Tuy nhiên, thùng nước có một khuyết điểm là nó có một lỗ thủng. Trong khoảng vài mili giây, một thùng nước đầy sẽ trở nên trống rỗng. Do đó, để bộ nhớ động làm việc, hoặc là CPU hoặc là bộ điều khiển bộ nhớ phải nhanh chóng nạp lại tất cả các tụ điện đang chứa 1 trước khi nó phóng điện. Để làm được việc này, bộ điều khiển sẽ đọc lại nội dung nhớ rồi ghi nó vào lại. Quá trình làm tươi này tự động diễn ra hàng ngàn lần trong một giây. Và chính quá trình này tạo nên phần "động" cho RAM. Ram động phải được làm tươi một cách liên tục nếu không nó sẽ "quên" mọi thứ nó đang giữ. Mặt hạn chế của quá trình làm tươi là nó sẽ mất một khoảng thời gian để thực hiện và điều này có thể làm giảm tốc độ của bộ nhớ.

Các tế bào nhớ được khắc lên một bánh silicon theo một dãy các cột (bitlines) và các hàng (wordlines). Điểm giao của một bitline và một wordline tạo thành địa chỉ của tế bào nhớ.

DRAM hoạt động bằng cách gửi dòng nạp điện qua cột phù hợp (CAS) để kích hoạt bóng dẫn tại mỗi bit trong cột. Khi ghi, các hàng sẽ chứa trạng thái mà tụ điện đã mang. Khi đọc, một bộ khuếch đại hướng sẽ xác định mức nạp điện trong tụ điện. Nếu hơn 50%, nó sẽ đọc là 1. Ngược lại, nó sẽ đọc là 0. Một bộ đếm sẽ theo dõi trình tự làm tươi dựa trên hàng nào được truy xuất theo thứ tự nào. Quãng thời gian để làm tất cả việc này là rất nhỏ, do đó nó được biểu diễn bằng đơn vị nano giây (hàng tỉ của giây). Một chip nhớ được đánh giá 70ns nghĩa là nó sẽ mất 70 nano giây để hoàn tất quá trình đọc và nạp lại điện cho mỗi tế bào.

Các tế bào nhớ đơn độc sẽ là vô dụng nếu không có cách lấy được thông tin vào và ra của chúng. Do đó, các tế bào nhớ có một bộ hỗ trợ toàn vẹn trên các mạch chuyên dụng khác. Những mạch này làm chức năng:

Nhận biết hàng và cột (chọn địa chỉ hàng và địa chỉ cột).

Theo dõi trình tự làm tươi (bộ đếm).

Đọc và lưu tín hiệu từ tế bào (bộ khuếch đại hướng).

Bảo tế bào xem có nên nhận dòng nạp hay không (bật ghi).

Các chức năng khác của bộ điều khiển bộ nhớ bao gồm các tác vụ xác định loại, tốc độ, dung lượng bộ nhớ và kiểm tra lỗi.

RAM tĩnh (SRAM) sử dụng một công nghệ hoàn toàn khác. Các bit của bộ nhớ được giữ dưới dạng các con bật. Một con bật cho tế bào nhớ tốn 4 hoặc 6 bóng bán dẫn cùng một vài dây dẫn. Và chúng không cần được làm tươi. Nhờ vậy, tốc độ của RAM tĩnh nhanh hơn rất nhiều so với RAM động. Tuy nhiên, vì nó cần đến nhiều thành phần nên tế bào bộ nhớ tĩnh chiếm nhiều không gian trên chip hơn là tế bào bộ nhớ động. Do đó, trên cùng một chip, chúng ta có ít bộ nhớ hơn. Dẫn đến việc chế tạo RAM tĩnh tốn nhiều chi phí hơn.

Như vậy, RAM tĩnh nhanh và đắt tiền. Ram động rẽ nhưng chậm hơn. Ram tĩnh thường được dùng để chế tạo các bộ đệm nhạy tốc độ cho CPU. Trong khi RAM động thường dùng làm không gian nhớ chính cho hệ thống.



Cơ chế kiểm tra lỗi của bộ nhớ hoạt động như thế nào?

Hầu hết các loại bộ nhớ hiện nay đều rất đáng tin cậy. Hệ thống chỉ cần nhờ bộ điều khiển bộ nhớ kiểm tra lỗi lúc khởi động và có thể tin vào nó. Các chip nhớ có cơ chế kiểm tra lỗi được xây dựng sẵn thường sử dụng phương pháp chẵn-lẻ (parity) để kiểm tra. Các chip chẵn lẻ có một bit phụ cho mỗi 8 bit dữ liệu. Cơ chế chẵn lẻ hoạt động rất đơn giản. Đầu tiên là cơ chế bậc chẵn (even parity).
Khi 8 bit trong 1 byte nhận dữ liệu, chip nhớ sẽ thêm 1 bit gọi là bit bậc parity vào. Bit này là tổng số các bit 1 trong dãy dữ liệu đó. Nếu tổng số các bit 1 là lẻ, bit bậc parity sẽ được thiết lập là 1. Nếu tổng số các bit 1 là chẵn, nó được thiết lập là 0. Khi dữ liệu được đọc ra, việc tính toán tổng các bit 1 được thực hiện lại một lần nữa để so sánh với bit bậc parity. Nếu tổng là lẻ và bit bậc parity là 1, dữ liệu được xét là đúng và nó sẽ được gửi cho CPU. Nhưng nếu tổng là lẻ và bit bậc parity là 0, chip nhớ nhận thấy có một lỗi ở đâu đó trong dãy 8 bit và nó sẽ kết xuất dữ liệu ra. Cơ chế bậc lẻ cũng làm giống như vậy, nhưng bit bậc lẻ được thiết lập là 1 khi tổng số các bit 1 là chẵn.

Vấn đề với cơ chế chẵn lẻ là nó có khả năng phát hiện lỗi nhưng lại không thể sửa được các lỗi đó. Nếu 1 byte dữ liệu không hợp với bit bậc parity của nó, dữ liệu sẽ được loại bỏ và hệ thống thử lại lần nữa. Các máy tính có vai trò chủ chốt cần đến một dung sai lỗi (fault tolerance) ở mức cao hơn. Các máy tính chủ cao cấp thường sử dụng một dạng kiểm tra lỗi là error-correction code (ECC). Giống với cơ chế chẵn lẻ, ECC sử dụng các bit thêm vào để kiểm tra dữ liệu trong mỗi byte. Điểm khác biệt của cơ chế này là ECC sử dụng nhiều bit để kiểm tra lỗi thay vì một (nhiều bao nhiêu thì phụ thuộc vào độ rộng bus cho phép). Bộ nhớ ECC sử dụng một thuật toán đặc biệt cho phép nó không chỉ phát hiện lỗi mà còn sửa chúng. Bộ nhớ ECC cũng phát hiện trường hợp khi có nhiều hơn một bit trong dữ liệu 1 byte bị hỏng. Tuy nhiên, những lỗi này hiếm khi xảy ra và chúng cũng không thể sửa được, ngay cả với ECC.
Phần lớn các máy tính được bán ra ngày nay sử dụng các chip nhớ không-chẵn-lẻ (nonparity). Các chip này không cung cấp bất kỳ cơ chế kiểm tra hay sửa lỗi nào, mà chúng hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng phát hiện lỗi của bộ điều khiển bộ nhớ.

Thế nào là các mô-đun nhớ?

Các chip nhớ trong máy tính cá nhân đầu tiên của chúng ta sử dụng một dạng chân cắm được gọi là vỏ DIP (Dual Inline Package). Nếu máy tính chỉ sử dụng một lượng RAM nhỏ, bạn có thể hàn các chip nhớ vào các lỗ hoặc cắm lên các đế cắm (socket) trên bo mạch chủ. Nhưng khi nhu cầu bộ nhớ gia tăng, dẫn đến số lượng chip cũng tăng. Chúng sẽ chiếm rất nhiều diện tích trên bo mạch chủ. Do đó, giải pháp xử lý là đặt các chip nhớ, cùng các mạch hỗ trợ khác lên trên một bản g mạch in riêng biệt (PCB). Sau đó, bạn có thể cắm bảng mạch này vào một khe cắm đặc biệt (khe cắm RAM) trên bo mạch chủ. Hầu hết các chip này sử dụng dạng chân gắm SOJ (small outline J-lead), nhưng cũng có nhà sản xuất sử dụng dạng TSOP (thin small outline package). Điểm khác biệt giữa hai dạng chân gắm mới này với dạng chân gắm DIP đầu tiên là các chip SOJ hay TSOP này được lắp lên mặt các PCB. Hay nói cách khác, các chân cắm được hàn trực tiếp lên bề mặt bảng mạch in, chứ không phải vào các lỗ hay đế cắm.

Các chip nhớ thường được tập hợp lại thành mô-đun. Bạn có thể thấy bộ nhớ dạng 8x32 hoặc 4x16. Các con số này biểu diễn số lượng các chip, nhân cho khả năng chứa của mỗi chip, được tính bằng Megabits hay một triệu bit. Lấy kết quả nhân rồi chia nó cho 8 bạn sẽ có được số Megabyte của một mô-đun nhớ. Lấy ví dụ, 4x32 nghĩa là môđun nhớ của chúng ta có 4 chip nhớ 32 Megabits. Lấy 4 nhân cho 32, bạn được 128 Megabits. Mà 1 byte bằng 8 bit, nên chúng ta cần chia nó cho 8. Kết quả là mođun nhớ của chúng ta có dung lượng là 16 Megabytes.

Loại bo mạch và đầu cắm sử dụng trong việc chế tạo RAM ở máy tính để bàn đã tiến triển trong vài năm vừa qua. Loại đầu tiên là loại thuộc sở-hữu-riêng, nghĩa là các nhà sản xuất máy tính phát triển các bo mạch nhớ chỉ có thể làm việc được trên hệ thống của họ. Sau đó, đến thời kỳ của SIMM, từ viế ... Đọc thêm »
Views: 2073 | Added by: phuocdat | Date: 26/09/2008 | Rating: 0.0/0 | Comments (0)

Là đàn ông, hẳn bạn sẽ không bao giờ cho mình cái quyền được... hững hờ trước một cô gái đẹp. Nhưng sự chú ý và quan tâm đến bóng hồng đó ở mức độ nào, để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống, đến người yêu hoặc vợ (nếu có) mới là chuyện khó.

Ra đường bây giờ nhiều gái đẹp quá. Cứ nhan nhản như những chiếc "xe gắn máy" thế hệ mới tung tăng, uốn lượn khắp phố phường vậy. Nói thế không có nghĩa là cứ gái đẹp phải ngồi SH, PS, phải ngồi LX, Liberty hay Bervely. Gái đẹp chính là ở chỗ khiến mắt và tâm hồn ta như bị "khựng" lại vài giây, trước khi nó trở về với thực tại.

Có thể, tôi là một người may mắn trong số rất nhiều người may mắn, từng được gặp gỡ, tiếp xúc với rất nhiều người đẹp. Điều đó giúp tôi rất nhiều, ít ra là bởi trước đây tôi luôn thiếu tự tin trước những cô bé gọi là "xinh". Những rồi dần dần, tuổi đời dày thêm, trải nghiệm nhiều hơn, thì gái đẹp cũng không có gì ghê gớm như chúng ta vẫn tưởng.

Tôi có cậu bạn, hắn từng có sở thích rất "thú vị" là "sưu tầm" những cô người đẹp là sinh viên của một số nước châu Á như Nhật, Hàn, Trung, Thái... Tất nhiên, điều kiện học nước ngoài đã chắp cánh cho hắn thực hiện niềm đam mê đó. Tuy nhiên, hắn thường tâm sự với tôi rằng gái đẹp ở đời thì nhiều, nhưng rồi dần dần cũng sẽ trở nên nhàm chán thôi. Đó là điểm khác biệt cơ bản giữa gái đẹp ở đời với người yêu, người bạn đời của mình. Bây giờ, khi mấy thằng tôi rong ruổi trên đường, hay ở bất cứ tình huống, hoàn cảnh nào đó nhìn thấy gái đẹp, vẫn cứ xuýt xoa, vẫn cứ góp vài lời cho vui câu chuyện. Nhưng cũng chỉ dừng lại ở đó.

Nhiều lúc, ngay cả khi đèo người yêu đằng sau, nếu có một cô gái đẹp đi ngang trước mắt, thú thật là tôi vẫn thường dành cho họ một cái nhìn, tất nhiên là trong một khoảng thời gian ngắn thôi (2-3 giây gì đó). Tội gì mà không nhìn. Nhưng nhìn để làm gì? Cũng thú thật thêm một lần nữa nhé: nhìn để thoả con mắt của mình lúc đó (cái này chắc chả ai cấm được). Còn sau là để... thấy người yêu mình đẹp hơn nhiều. Điều này cũng được đa số những người tôi quen biết gật gù công nhận. Vì thế, tôi không ngạc nhiên lắm khi ra đường, hay khi gặp gỡ bè bạn, nhiều chú tự dưng nhìn người yêu mình chằm chằm. Bởi đến mình đôi khi còn thế, huống chi...

Là đàn ông, đừng bao giờ phải làm khổ mình khi cố tình làm ngơ trước một cô gái đẹp. Nhưng, cũng đừng bao giờ đánh rơi một chân lý: Người yêu của ta (hoặc vợ, nếu đã cưới) mới luôn là người đẹp nhất.


Views: 763 | Added by: phuocdat | Date: 26/09/2008 | Rating: 0.0/0 | Comments (0)

Khung Đăng Nhập


Tìm Kiếm Trong Blog Website
Xem Blog Website Theo Ngày Tháng
«  Tháng 09 2008  »
CNHaiBaNămSáuBảy
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930
Đánh Giá Website
Rate my site
Total of answers: 24
Liên Kết website:

- Tin Tức Tổng Hợp
Báo PC World VietNam
Báo Tuổi Trẻ Online
- - - Nhịp Sống Số
- - - Nhịp Sống Trẻ
Tin Tức nổi bật trong ngày

- Tin Thế Giới
Tin Tức Thế Giới

- Tin Xã Hội
Đối nội - Đối ngoại
Thời sự

- Tin Văn Hóa
Thời trang
Ẩm thực
Du lịch

- Tin Kinh Tế
Tài chính - Ngân hàng
Chứng khoán
Tuyển dụng - Việc làm
Thị trường
Lao động - Công đoàn

- Tin Khoa Học - Công Nghệ
CNTT - Viễn Thông
Khoa học - Tự nhiên
Thiết bị - Phần cứng

- Tin Thể Thao
Bóng đá
Quần vợt

- Tin Giải Trí
Âm nhạc - Phim
Sân khấu - Điện ảnh
Sách báo - Văn thơ

- Tin Pháp Luật
Hình sự
An ninh - Trật tự

- Tin Giáo Dục
Học bổng - Du học
Đào tạo - Thi cử

- Tin Sức Khỏe
Làm đẹp
Tình yêu giới tính

- Tin Ô Tô - Xe Máy
Tin Tức Ô Tô - Xe Máy

- Tin Nhà Đất
Đầu tư - Quy hoạch
Không gian - Kiến trúc

Tìm kiếm Tùy Chỉnh
Email:  PhuocDat@Gmail.com - PhuocDat129@Yahoo.com
Tell: 0937 632373 - 0938 968313 - 2024
Powered by uCoz